您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【kèo chính】Trước "làn sóng" ô tô Trung Quốc vào Việt Nam: Có gì đáng lưu ý? 正文

【kèo chính】Trước "làn sóng" ô tô Trung Quốc vào Việt Nam: Có gì đáng lưu ý?

时间:2025-01-09 13:33:37 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Việt Nam nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc Hơn 82.000 ô tô ngoạ kèo chính

Việt Nam nhập khẩu linh kiện,ướcquotlànsóngquotôtôTrungQuốcvàoViệtNamCógìđánglưuýkèo chính phụ tùng ô tô nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc Hơn 82.000 ô tô ngoại lăn bánh về Việt Nam Xe hybrid "bán chạy" ở Trung Quốc - thách thức mới cho các hãng ôtô nước ngoài
Nhiều hãng xe Trung Quốc đang có “tham vọng” chiếm lĩnh thị phần tại các quốc gia mới bước vào giai đoạn ô tô hóa, trong đó có Việt Nam.
Nhiều hãng xe Trung Quốc đang có “tham vọng” chiếm lĩnh thị phần tại các quốc gia mới bước vào giai đoạn ô tô hóa, trong đó có Việt Nam.

Ồ ạt đổ bộ

Năm 2021, BAIC với mẫu xe Beijing X7 tạo ra những gợn sóng nhỏ cho thị trường ô tô Việt Nam khi doanh số đạt ước chừng 1.500 xe, đồng thời đánh động cho các đối thủ về thương hiệu xe Trung Quốc với lợi thế giá bán, sản phẩm phong phú nhiều tiện ích, tuyệt chiêu bán hàng.

Cùng với BAIC, thị trường ô tô Việt Nam xuất hiện các thương hiệu Zotye Auto, Brilliance Auto Group (Huachen) với các sản phẩm Huachen V7, Zotye Z8, Hongqi H9, MG5… Tuy nhiên hầu hết mới mang tính thăm dò chứ chưa tạo được đột phá lớn.

Uỷ ban châu Âu (EC) sẽ tạm thời áp thêm thuế quan dao động từ 17-38% lên ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc, bắt đầu từ tháng 7. Thuế quan mới này bổ sung cho thuế quan 10% mà châu Âu hiện áp dụng đối với ô tô điện Trung Quốc. Tổng thuế suất mà EU áp dụng đối với ô tô điện Trung Quốc sẽ lên tới 48%. Hay “cuộc chiến” chống lại làn sóng ô tô giá rẻ từ Trung Quốc vẫn đang được tiếp tục khi Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ áp thuế 40% đối với ô tô nhập khẩu từ quốc gia tỷ dân. Động thái này diễn ra sau khi Mỹ thông báo sẽ tăng mức thuế nhập khẩu bổ sung dành cho xe điện Trung Quốc, từ 25% lên thành 100%.

Nhưng năm 2023 thì khác. Đây được xem là “mốc” quan trọng, gây xáo trộn thị trường ô tô Việt Nam khi lần lượt có sự xuất hiện những thương hiệu ô tô Trung Quốc lớn, đã có sự thành công đáng kinh ngạc tại các thị trường quốc tế.

Đó là SGMW (SAIC-GM-Wuling) hợp tác với TMT Motors mang mẫu xe điện nhỏ gọn Wuling Mini EV, mẫu xe điện mini bán chạy nhất thế giới với 1,11 triệu chiếc, vào Việt Nam. Là Great Wall Motors (GWM) với mẫu xe toàn cầu mang thương hiệu Haval H6 HE. Lotus với dàn xe điện đến Việt Nam gồm mẫu xe Eletre, Emira. Hay Geely với Geely G6 và Geely M6. Haima thông qua CarVivu của Việt Nam để phân phối 8S, 7X và 7X-E…

Đặc biệt gây xôn xao thị trường là các thương hiệu Lynk & Co; Omoda và JEACOO; GAC.

Lynk & Co nhà sản xuất ô tô lớn của Trung Quốc (đã thành công tại các thị trường Trung Đông như Kuwait, Israel, Ả Rập Saudi, Oman), gia nhập thị trường Việt Nam với việc giới thiệu các sản phẩm 09, 05 và 01. Hãng xe đến từ Trung Quốc này đã nhanh chóng thành lập 5 trung tâm Lynk & Co và 2 địa điểm Lynk & Co Space.

Mang cả xe xăng và xe điện vào Việt Nam, Tập đoàn Chery phân phối 2 thương hiệu là Omoda, Jeacoo. Không chỉ vậy Chery còn hợp tác với Gelemxico để xây dựng nhà máy sản xuất ô tô tại Việt Nam với vốn đầu tư lên đến 800 triệu USD, công suất 200.000 xe/năm.

Qua TC Services Việt Nam (công ty con của Tập đoàn Tân Chông, một trong những tập đoàn ô tô lớn nhất tại Malaysia sở hữu mạng lưới kinh doanh tại 16 quốc gia), GAC, tập đoàn ô tô Quảng Châu xuất hiện tại thị trường Việt Nam bằng các mẫu chủ lực GAC M8 và GAC GS8.

Gây áp lực hơn cả sự đổ bộ khá bài bản của hãng xe thuần điện lớn nhất Trung Quốc BYD, một thương hiệu đã có những thành công đáng kinh ngạc tại quê nhà Trung Quốc hay Thái Lan.

Để tiến quân vào thị trường Việt Nam, BYD chọn ra những mẫu xe thành công nhất tại gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ để giới thiệu, đó là 3 mẫu xe điện Dolphin, Atto 3 và Seal. Tại Thái Lan, nơi BYD nắm tới gần một nửa thị phần, 3 mẫu xe này của BYD đều nằm top 10 xe bán chạy nhất năm 2023 với Atto 3 đứng vị trí dẫn đầu, Dolphin thứ 3 và Seal thứ 9.

BYD được xem là một đối thủ đáng gờm khi các sản phẩm của hãng đều đang sở hữu những công nghệ mà ngành ô tô điện toàn thế giới khao khát có, được phát triển bởi đội ngũ hơn 102.800 kỹ sư thiết kế và phát triển gồm: pin Blade, nền tảng e-Platform 3.0, công nghệ CTB (Cell-To-Body).

Lợi thế và áp lực

Các sản phẩm đến từ Trung Quốc luôn có một lợi thế rất lớn, đó là giá bán. Hầu hết các mẫu xe Trung Quốc có giá bán thấp hơn so với các mẫu xe của các hãng xe Nhật Bản, Hàn Quốc... Điều này giúp các hãng xe Trung Quốc thu hút được nhiều khách hàng mua xe lần đầu tiên.

Ngoài ra, các hãng xe Trung Quốc cũng có lợi thế về công nghệ. Trong những năm gần đây, các hãng xe Trung Quốc đã đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển, mang đến cho khách hàng những mẫu xe với thiết kế hiện đại, trang bị tiện nghi và an toàn cao.

Do vậy sự xuất hiện của các thương hiệu Trung Quốc luôn mang đến sự cạnh tranh khốc liệt với áp lực lớn tại các thị trường ô tô trên thế giới.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, mọi việc không đơn giản như vậy. Trong quá khứ đã có không ít những nhà sản xuất ô tô Trung Quốc ngậm “trái đắng” ở thị trường Việt Nam.

Có thể kể đến Lifan Motors đã từng đột phá vào Việt Nam vào năm 2006 với mẫu sedan Lifan 520 có giá bán tầm 16.000 USD, đánh dấu một cột mốc quan trọng cho các nhà sản xuất Trung Quốc mạo hiểm vào Việt Nam. Tuy nhiên, những chiếc xe của Lifan đã gặp phải vấn đề về chất lượng, sản phẩm thường đến các cửa hàng sửa chữa trong năm đầu tiên sử dụng.

Sau thất bại này, các công ty khác như Chery, MG, Haima Automobile, Zotye Auto và BAIC cũng đã nỗ lực thâm nhập thị trường Việt Nam, nhưng đều vấp phải những phản ứng tiêu cực từ người tiêu dùng Việt Nam.

Năm 2009, Chery giới thiệu mẫu QQ3 tới thị trường Việt Nam với tham vọng mở rộng dấu ấn tại Đông Nam Á, Nam Mỹ và Syria. Là thương hiệu ô tô Trung Quốc mạnh nhất thời điểm đó, Chery lạc quan về việc chiếm lĩnh thị trường Việt Nam bằng cách tiếp cận hợp lý. Tuy nhiên, kết quả vẫn không được như mong đợi.

Thực tế hiện vấn đề lớn mà các hãng xe Trung Quốc phải đối mặt khi “thâm nhập” thị trường Việt Nam đó là tháo gỡ nút thắt về hệ thống phân phối và tâm lý của người tiêu dùng.

Tại Việt Nam, cùng với thương hiệu Việt là VinFast đang có sự vươn lên mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng nhanh, các hãng xe đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc luôn chiếm đa số thị phần trên tất cả các phân khúc xe hơi. Theo ước tính của VAMA, Toyota chiếm giữ khoảng 22% thị phần, Hyundai (17%), Kia (15%), Mitsubishi (10%), Mazda (9%), Honda (7%), Ford (7%), 13% còn lại bao gồm tất cả các thương hiệu khác, trong đó chỉ có một phần rất nhỏ là xe thương hiệu Trung Quốc. Thị phần này, tùy từng thời điểm có sự thay đổi, nhất là sự phát triển nhanh chóng của Vinfast, nhưng tỉ lệ đến từ các thương hiệu Trung Quốc hầu như chưa đáng kể.

Thị phần lớn và ổn định đồng nghĩa với việc các hãng xe có điều kiện đẩy mạnh xây dựng nhà máy, mở rộng đại lý phân phối sản phẩm và các linh kiện, phụ tùng. Những thương hiệu mới nổi, đến sau sẽ chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ: chất lượng, giá cả, tính năng, “option” đi kèm, chế độ hậu mãi, bảo hành, bảo dưỡng...

Đối với các nhà sản xuất, việc đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp, showroom tại Việt Nam là bài toán cần được tính kỹ để tránh bị “sa lầy”. Đối với các đại lý phân phối tư nhân, việc nhập mẫu xe hoàn toàn mới về bán cũng đem lại nhiều rủi ro hơn các mẫu xe đang quen thuộc, đang ăn khách từ những năm trước.

Thực tế có một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng Việt Nam vẫn luôn quan niệm, hàng hóa, sản phẩm từ Trung Quốc giá rẻ nhưng chất lượng thấp, nhất là với ô tô là một tài sản giá trị lớn, yêu cầu của người dùng cũng sẽ khắt khe hơn.

Đặc biệt, các hãng xe đến từ Trung Quốc đang phải chịu áp lực về thuế nhập khẩu. Tùy theo mẫu mã, ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam phải chịu thuế nhập khẩu lên tới 49%. Trong khi các đối thủ đến từ các nước Đông Nam Á đang được hưởng thuế suất nhập khẩu 0%; các đối thủ ở nước sở tại đang được hưởng thêm các chính sách ưu đãi khuyến khích sản xuất trong nước.

Một điểm bất lợi lớn nữa cho các sản phẩm ô tô điện đến từ Trung Quốc nói riêng và các nước khác nói chung đó là các hãng đều không có hệ thống mạng lưới sạc pin chủ động. Trong khi Vinfat, đối thủ mạnh nhất, lớn nhất trong nước đang nắm trong tay hệ thống sạc phủ 100% các tỉnh, thành trong cả nước.

Người tiêu dùng hưởng lợi?

Có thể nói sự xuất hiện cùng một lúc nhiều đối thủ đến từ Trung Quốc đã đem lại những tác động tích cực, trước mắt, người tiêu dùng trong nước đang có lợi.

Việt Nam hiện có các "ông lớn" sản xuất ô tô gồm VinFast - hãng xe thuần điện, Toyota Việt Nam và TC Motor sản xuất và kinh doanh xe thuơng hiệu Hyundai; Thaco sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mang thương hiệu Mazda, Kia; BMW…Việc các hãng xe Trung Quốc gia nhập Việt Nam sẽ gia tăng sự cạnh tranh ở mảng sản xuất, phân phối xe và giá bán sẽ tốt hơn.

Mặc dù đã chính thức công bố giá bán 3 mẫu sản phẩm song khách hàng vẫn đang chờ đợi các công bố giảm giá đến từ BYD. Bởi thực tế cho thấy, các thương hiệu ô tô Trung Quốc nói chung và BYD nói riêng, giảm giá, giảm sâu luôn là chính sách được áp dụng.

Và cuộc chiến cạnh tranh về giá đã xuất hiện. Đơn cử như Wuling, hãng xe điện giá rẻ, tưởng đã rẻ rồi mới đây đã phải giảm tới 22% giá bán cho 2 mẫu xe vốn đã được xem là rẻ nhất Việt Nam. Các thương hiệu khác cũng vội vàng tung ra các chương trình giảm giá, khuyến mại, hỗ trợ lệ phí trước bạ (mà thực ra là một hình thức giảm giá) để tiêu thụ sản phẩm, giữ thị phần.

Trước sự xuất hiện của các đối thủ lớn, đặc biệt là BYD, VinFast, nhà sản xuất ô tô lớn nhất Việt Nam đã nhanh chóng bổ sung đầy đủ dải sản phẩm, sớm cho ra mắt trước kế hoạch các mẫu xe phù hợp với số đông, cũng như hết sức cân nhắc giá bán sản phẩm sao cho cạnh tranh nhất có thể. Thậm chí với lợi thế sân nhà, có trong tay hệ thống trạm sạc,VinFast còn áp dụng chính sách tặng quà, miễn phí, hỗ trợ khách hàng khủng chưa từng có.

Có thể nói làn sóng xe đến từ Trung Quốc đang tác động mạnh tới thị trường Việt Nam. So với những lần trước các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã có nhiều thay đổi, tạo nên một làn sóng ô tô mới cả về quy mô và bài bản hơn rất nhiều trong lần tái xuất này. Áp lực cạnh tranh đến từ các ông lớn không hề nhỏ, buộc các nhà sản xuất trong nước cũng như các thương hiệu ô tô khác trên thế giới phải dè chừng.

Tuy nhiên tại Việt Nam, ô tô là tài sản lớn nên việc mua bán xe, dù đắt hay rẻ, cũng khó thể trở thành trào lưu hay xu hướng được. Đặc biệt, thị trường Việt Nam không hề dễ dàng để chinh phục vì tâm lý e ngại xe Trung Quốc. Chưa kể đến việc so với thời gian trước đây, hiện thị trường Việt có rất nhiều lựa chọn ở nhiều phân khúc khác nhau với nhiều tầm giá và ưu đãi nhiều nên các khách hàng Việt Nam ngày càng khó tính hơn và yêu cầu cao về chất lượng, dịch vụ cũng như giá cả.

Ông Nguyễn Thanh Hải (Hải Kar), chuyên gia ô tô: Khó có làn sóng xe ô tô Trung Quốc như đã từng xảy ra với xe máy

Trước

Những thương hiệu ô tô Trung Quốc đang coi Việt Nam là thị trường "màu mỡ". Tuy nhiên, thời điểm thị trường đang gặp nhiều khó khăn về doanh số như hiện tại, rất khó để tạo "làn sóng" ô tô Trung Quốc như xe máy trước đây. Trước đây, người dân dễ dàng mua xe máy Trung Quốc bởi giá rẻ, đó là phương tiện phù hợp với đa phần người dân Việt Nam bởi tính đa năng, nhỏ gọn có thể len lỏi mọi ngóc ngách nên tạo nên làn sóng mạnh mẽ. Trong khi đó, ô tô lại là câu chuyện hoàn toàn khác và rất khó xảy ra bởi có nhiều điểm khác nhau từ giá bán đến nhu cầu sử dụng. Do đó, sẽ khó có làn sóng xe ô tô Trung Quốc như đã từng xảy ra với xe máy hơn 2 thập kỷ trước.

Nguyễn Hà (ghi)