Cựu Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde cho rằng,ựulãnhđạoIMFhốithúcEUđánhgiálạichínhsáchtiềntệlịch thi đấu sociedad Ngân hàng trung ương châu Âu cần duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ trong một thời gian dài nữa và nên ý thức được những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu khi xây dựng chính sách tiền tệ.
Cựu Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde. (Ảnh: AFP). |
Bà Lagarde hiện là ứng cử viên tiềm năng nhất cho vị trí Chủ tịch Ngân hàng trung ướng châu Âu (ECB) và cuộc bỏ phiếu sắp tới tại Nghị viện châu Âu về việc bổ nhiệm bà chỉ mang tính hình thức.
Đối mặt với những cú sốc chưa từng có trong 10 năm qua, Ngân hàng trung ương châu Âu đã buộc phải đánh giá lại toàn bộ các công cụ hỗ trợ của mình nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, trong bối cảnh lạm phát tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong 3 năm tới được dự báo có thể thấp hơn nhiều so mục tiêu 2% đề ra.
Phát biểu tại Ủy ban các vấn đề kinh tế của Nghị viện châu Âu, bà Christine Lagarde nhấn mạnh một số vấn đề chính mà Ngân hàng trung ương châu Âu sẽ phải đối mặt trong những năm tới, đó là thành lập Liên minh ngân hàng và thay đổi ngành công nghiệp công nghệ.
“Tôi đồng ý với quan điểm của ban lãnh đạo Ngân hàng trung ương châu Âu rằng chính sách đặc biệt nhằm hỗ trợ nền kinh tế cần được duy trì trong một thời gian dài nhằm đảm bảo mục tiêu lạm phát quanh mức 2% đã đề ra. Tuy nhiên, cũng có một số bài toán quan trọng mà chính sách tiền tệ phải giải quyết được, đó là duy trì hiệu quả của các chính sách đặc biệt, đánh giá các yếu tố nguy cơ và phải tính đến mối quan tâm của người dân”, bà Lagarde nhấn mạnh.
Thừa nhận vai trò của Ngân hàng trung ương châu Âu là duy trì sự ổn định về giá, vị cựu lãnh đạo của Quỹ tiền tệ quốc tế đã cố gắng nhấn mạnh tới vai trò của tổ chức này trong nỗ lực toàn cầu chống biến đổi khí hậu. Theo bà, Ngân hàng trung ương châu Âu thay vì để các thị trường chi phối, thì hãy lắng nghe và hiểu các thị trường./.