Lành mạnh hoá thị trường tài chính để khôi phục niềm tin của thị trường | |
Khơi thông “điểm nghẽn” thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh,ôiphụcniềmtinđảmbảosựpháttriểnlànhmạnhcủathịtrườngchứngkhoánhận định kèo fiorentina bền vững | |
Tiếp tục phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp an toàn, lành mạnh và minh bạch |
Thanh khoản thị trường chứng khoán cũng có xu hướng giảm liên tục trong năm 2022. Ảnh: ST |
Trải qua nhiều biến động
Thông tin về tình hình phát triển thị trường vốn năm 2022, Bộ Tài chính cho biết, trước ảnh hưởng của các biến động về kinh tế - chính trị trên thế giới cũng như các bước điều chỉnh chính sách trong nước, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã trải qua nhiều biến động, với xu hướng giảm điểm bắt đầu từ tháng 4, trong đó có những nhịp phục hồi vào tháng 5, tháng 8 và cuối tháng 11 đến nay. Tính đến ngày 30/11/2022, chỉ số VN-Index đạt 1.048,42 điểm, giảm 30% so với cuối năm 2021. Trong khi đó, chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 208,79 điểm, giảm 56% so với cuối năm trước. Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM ngày 30/11/2022 ước đạt 5.383 nghìn tỷ đồng, giảm 30,7% so với cuối năm 2021, tương đương 63,5% GDP.
Thanh khoản thị trường cũng có xu hướng giảm liên tục trong giai đoạn này. Tính chung 11 tháng năm 2022, giá trị giao dịch bình quân đạt 20.556 tỷ đồng/phiên, giảm 22,7% so với bình quân năm 2021. Những biến động trên TTCK nêu trên chủ yếu xuất phát từ tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước những bất ổn và triển vọng kém tích cực về kinh tế - chính trị thế giới.
Đối với thị trường trái phiếu Chính phủ, đến cuối tháng 11/2022, thị trường có 389 mã niêm yết với giá trị niêm yết đạt hơn 1.651 nghìn tỷ đồng, tăng 9,3% so với năm 2021. Về quy mô giao dịch, tính chung 11 tháng năm 2022, giá trị giao dịch bình quân đạt 8.062 tỷ đồng/phiên. Đối với trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), tính đến ngày 25/11/2022, khối lượng phát hành TPDN là 331.811 tỷ đồng, giảm 31,6% so với cùng kỳ năm 2021. Các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp bất động sản, xây dựng vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Các ngân hàng thương mại và công ty chứng khoán là các nhà đầu tư chính mua TPDN riêng lẻ, sở hữu lần lượt 45,3% và 23,91% tổng khối lượng phát hành. Trong khi đó, nhà đầu tư cá nhân chiếm 9,44% tổng khối lượng phát hành. Năm 2022 cũng chứng kiến sự gia tăng của hoạt động mua lại trước hạn với tổng khối lượng trái phiếu mua lại lũy kế từ đầu năm là 161.656 tỷ đồng, tăng 14,1% so với cả năm 2021. TTCK phái sinh chứng kiến bức tranh tươi sáng hơn khi tiếp tục diễn ra sôi động với khối lượng giao dịch bình quân của hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 tính chung 11 tháng năm 2022 đạt 259.478 hợp đồng/phiên, tăng 37% so với bình quân năm 2021. Khối lượng mở (OI) toàn thị trường tính đến ngày 30/11/2022 đạt 51.635 hợp đồng, tăng 66% so với cuối năm 2021.
TTCK tiếp tục thu hút các nhà đầu tư tham gia với số lượng tài khoản nhà đầu tư trong nước đến cuối tháng 10/2022 đạt gần 6,7 triệu tài khoản, tăng 55,7% so với cuối năm 2021.
Tạo dựng niềm tin của thị trường
Các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023 để phát triển thị trường vốn, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế đã được Bộ Tài chính xác định. Trong đó, về thể chế, ngành Tài chính sẽ tiếp tục rà soát tổng thể các quy định tại Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn nhằm khắc phục kịp thời những bất cập, vướng mắc, từ đó khôi phục niềm tin và đảm bảo sự phát triển lành mạnh, minh bạch và bền vững của TTCK. Rà soát sửa đổi Nghị định số 65/2022/NĐ-CP nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cả doanh nghiệp và nhà đầu tư mua trái phiếu; đồng thời lựa chọn nội dung sửa đổi để duy trì ổn định thị trường, tạo dựng niềm tin của thị trường đối với điều hành của Chính phủ.
Năm 2023, ngành Tài chính phấn đấu đẩy nhanh tiến độ đưa vào vận hành hệ thống công nghệ thông tin KRX nhằm tạo điều kiện triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới trên TTCK và bảo đảm thị trường vận hành thông suốt, liên tục, an toàn, hiệu quả. Đồng thời, Bộ Tài chính (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) chỉ đạo các bên liên quan chuẩn bị nền tảng giao dịch TPDN riêng lẻ nhằm phát triển một thị trường thứ cấp minh bạch, an toàn, tăng cường khả năng quản lý, giám sát, giảm thiểu rủi ro; đẩy mạnh công tác tái cấu trúc TTCK, nâng cao sức cạnh tranh và chất lượng của các định chế trung gian thị trường thông qua việc tiếp tục tái cấu trúc công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ theo đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cùng với đó, tăng cung hàng hóa cho thị trường và cải thiện chất lượng nguồn cung trên cả thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu và TTCK phái sinh. Nghiên cứu sẵn sàng triển khai các sản phẩm mới như: hợp đồng tương lai trên bộ chỉ số mới; đăng ký tài khoản tổng (Omnibus) và chứng chỉ lưu ký (DR), dịch vụ cổ đông điện tử (E-passbook). Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng bộ chỉ số mới nhằm phục vụ triển khai sản phẩm mới cho thị trường phái sinh.
Về công tác giám sát, thanh tra trên thị trường, bà Vũ Thị Chân Phương, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, Ủy ban sẽ nâng cao vai trò và trách nhiệm của các tuyến giám sát, trong đó coi trọng tuyến giám sát thứ nhất là các công ty chứng khoán nhằm bảo đảm một thị trường vận hành minh bạch, hiệu quả.
Liên quan đến thị trường TPDN, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, vấn đề thanh khoản của thị trường TPDN và rủi ro liên thông giữa thị trường TPDN với thị trường tiền tệ, thị trường tài sản sẽ là rủi ro mang tính trọng yếu trong năm 2023-2024. Theo đó, Chính phủ cần chỉ đạo có phương án, giải pháp cụ thể, khả thi giải quyết rủi ro TPDN này. Đồng thời, liên quan đến sản phẩm hàng hóa trên TTCK phái sinh, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực kiến nghị Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần sớm phát triển các sản phẩm chứng khoán phái sinh mới như hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu khác, hợp đồng tương lai trên cổ phiếu đơn lẻ, hợp đồng quyền chọn.... nhằm đa dạng hóa sản phẩm, khắc phục hạn chế của hợp đồng tương lai chỉ số VN30 hiện tại, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Năm 2022 cũng ghi nhận việc tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, chấn chỉnh hoạt động của TTCK để kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường, qua đó lành mạnh hoá thị trường, khơi thông dòng vốn cho nền kinh tế. |