【ket qua hang 2 duc】Khẳng định vị thế trung tâm y tế chuyên sâu

 人参与 | 时间:2025-01-10 01:26:23
 Một ca ghép tim tại Bệnh viện Trung ương Huế. Ảnh: T. HIỂN

Phát huy nội lực

Nghị quyết 08-NQ/TU chỉ rõ nội dung xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm y tế chuyên sâu (TTYTCS) của khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2021 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Xác định rõ vai trò của ngành, Sở Y tế ban hành Kế hoạch số 1224/KH-SYT, giao nhiệm vụ cho các cơ sở y tế nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết 08.

Trong nhiều chỉ tiêu tổng thể, có những chỉ tiêu cụ thể của từng đơn vị y tế. Đơn cử như việc hình thành 4 bệnh viện chuyên khoa trọng điểm tuyến tỉnh, gồm: Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Phổi, Bệnh viện Phục hồi chức năng, Bệnh viện Y học Cổ truyền; 4 trung tâm y tế (TTYT) tuyến huyện trở thành bệnh viện trọng điểm của tỉnh với sự hỗ trợ của bệnh viện tuyến trên, gồm: TTYT TP. Huế, TTYT huyện Phú Vang, TTYT TX. Hương Thủy và TTYT TX. Hương Trà.

BSCKI. Nguyễn Minh Hùng, Giám đốc TTYT Phú Vang bày tỏ: “Chúng tôi rất phấn khởi, bởi xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những TTYTCS của khu vực đã tạo động lực cho đơn vị. Đảng ủy TTYT xây dựng nghị quyết, tổ chức kế hoạch thực hiện nhiều chỉ tiêu quan trọng”. Đối với nguồn nhân lực, từ cuối năm 2021 đến nay, đơn vị cử 56 viên chức đi học tập trung dài hạn; 42 người sau đại học. Trong đó, đào tạo trình độ CKII 3 người, CKI và thạc sĩ 42 người. Từ 2021 đến nay, có 32 người đã tốt nghiệp; hiện nay có 10 viên chức đang học CKII, CKI và thạc sĩ đến năm 2025 tốt nghiệp; tỷ lệ bác sĩ có trình độ sau đại học trên 80%.

Trong công tác chuyên môn, đơn vị triển khai thường xuyên các dịch vụ kỹ thuật lâm sàng và cận lâm sàng, công suất sử dụng giường bệnh đạt trên 100%, số bệnh nhân đến khám ngoại trú bình quân 600-800 lượt bệnh nhân/ngày, cao điểm trên 1.100 lượt/ngày. Công tác phẫu thuật cấp cứu ngoại sản đã phát triển kỹ thuật chuyên môn như phẫu thuật nội soi, các kỹ thuật chuyên khoa thuộc lĩnh vực phục hồi chức năng, răng hàm mặt, tai mũi họng, mắt… Đơn vị phát huy hiệu quả mô hình chuyển giao hỗ trợ chuyên môn của Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Trường đại học Y Dược, ĐH Huế trong phẫu thuật cấp cứu, chuyển giao kỹ thuật... Nhờ đó, tỷ lệ ca bệnh chuyển tuyến qua các năm đều giảm. Tiêu chí chất lượng bệnh viện đã được nâng lên từng năm, từ mức 2,9/5 điểm (năm 2014) đến nay đã đạt mức 4,21/5 điểm. Ngoài ra, việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng TTYT, tranh thủ nguồn lực tăng cường trang, thiết bị y tế hiện đại, nâng cấp trạm y tế góp phần thu hút người dân đến khám, chữa bệnh.

Là một trong 4 bệnh viện chuyên khoa trọng điểm tuyến tỉnh theo định hướng phát triển, phát huy nội lực và thế mạnh, Bệnh viện Mắt và Bệnh viện Phục hồi chức năng còn có bước đột phá trong chuyển đổi số. Bệnh viện Mắt hiện là đơn vị trực thuộc Sở Y tế tiên phong triển khai dự án bệnh án điện tử. Các khâu từ hồ sơ bệnh án, chỉ định, kết quả, quá trình điều trị, thanh toán… đều số hóa hoàn toàn. Nhờ vậy, quy trình vận hành từ nhân viên y tế cho đến các phòng chức năng, lãnh đạo đơn vị, bệnh viện, người bệnh đều được xử lý thông suốt, giúp tiết kiệm thời gian, đảm bảo nhanh chóng, chính xác, hiệu quả. Trong thời gian tới, Bệnh viện Mắt tiếp tục đầu tư công nghệ thông tin nhằm bỏ bớt thủ tục giấy tờ, tiến tới xây dựng mô hình BV thông minh.

Mạng lưới y tế tuyến tỉnh hiện có 3 bệnh viện đa khoa, 7 bệnh viện chuyên khoa. Hệ thống bệnh viện tuyến tỉnh đảm bảo tính kết nối giữa các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa cơ bản đáp ứng theo mô hình bệnh tật và nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân trong, ngoài tỉnh, thậm chí là người nước ngoài.

Phát triển các kỹ thuật cao

Từ ca ghép tạng hoàn toàn do người Việt thực hiện năm 2011, đến nay, Bệnh viện Trung ương Huế triển khai hơn 2.000 ca ghép mô tạng, thành công trong ghép tế bào gốc đồng loại… Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, điều trị ung thư vú, ung thư buồng trứng. Tại một hội thảo mới đây, PGS.TS. Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người đánh giá quy trình lấy - ghép tạng chuyên nghiệp, tỷ lệ ghép tạng thành công cao; nổi bật là những ca ghép tạng xuyên Việt của Bệnh viện Trung ương Huế. Trở thành một trong những đơn vị trong tốp đầu các bệnh viện thực hiện ghép hơn 1.000 ca/năm là điều hoàn toàn có cơ sở với định hướng đưa Bệnh viện Trung ương Huế trở thành trung tâm ghép tạng của cả nước về triển khai bộ ba ghép tạng “tim, gan, thận”.

Theo Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết 08-NQ/TU, Trường đại học Y Dược, Đại học Huế ban hành nhiều văn bản, thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển trường theo mô hình Trường - Viện cấp quốc gia, hướng tới đạt chuẩn quốc tế; Bệnh viện Trường đại học Y Dược Huế đạt chuẩn các bệnh viện tiên tiến khu vực Đông Nam Á, tiến tới đạt chuẩn quốc tế về y tế.

Theo GS.TS. Nguyễn Vũ Quốc Huy, Hiệu trưởng Trường đại học Y Dược Huế (Đại học Huế), bên cạnh 13.450/17.585 danh mục kỹ thuật đã được Bộ Y tế phê duyệt, Bệnh viện Trường sẽ phát triển 81 kỹ thuật chuyên sâu theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 2022 - 2025: Đánh giá đúng thực trạng các kỹ thuật chuyên sâu đang thực hiện; hoàn chỉnh được cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế để tiếp tục phát huy các kỹ thuật chuyên sâu đã có. Giai đoạn 2025 - 2030: Đưa các kỹ thuật chuyên sâu mũi nhọn và đặc trưng vào hoạt động thường quy; hoàn thiện công nghệ số hóa toàn viện, hội nhập “database” của bệnh viện vào khu vực, trong nước; đào tạo, chuyển giao kỹ thuật chuyên sâu phát triển các bệnh viện vệ tinh, cũng như liên kết với các bệnh viện quốc tế.

PGS.TS Trần Kiêm Hảo, Giám đốc Sở Y tế cho hay: “Ngành y tế tỉnh đóng vai trò kiềng 3 chân. Trên địa bàn có hệ thống trung tâm y tế thị xã, thành phố, các bệnh viện tuyến tỉnh và đơn vị trực thuộc, đơn vị sự nghiệp... Ngoài ra còn có Bệnh viện đa khoa Trung ương Huế hạng đặc biệt. Tiếp đó là Bệnh viện Trường ĐH Y Dược Huế đào tạo cán bộ các ngạch với trình độ chuyên môn cao nhất. Ngoài việc chỉ đạo các đơn vị tham mưu UBND huyện, thị xã, thành phố đã ban hành chương trình, kế hoạch, Sở Y tế thường xuyên đôn đốc, đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân, xây dựng trung tâm y tế chuyên sâu vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương”.

Không chỉ nâng cao năng lực chuyên môn, phát triển đội ngũ, đầu tư hạ tầng; việc xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những TTYTCS của khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2021 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 còn góp phần thúc đẩy y tế trở thành một ngành kinh tế. Đồng thời, khẳng định vị thế quan trọng của ngành y trong việc đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị Quyết 54 của Bộ Chính trị.

顶: 864踩: 6216