【daejeon hana citizen】Giáo dục Thới Bình tự hào vượt qua gian khó
时间:2025-01-25 15:04:20 出处:Ngoại Hạng Anh阅读(143)
(CMO) Cùng với các địa phương trong tỉnh, Thới Bình đã bắt đầu vào năm học mới. Từ thị trấn Thới Bình nằm bên ngã ba sông Trẹm đến các xã vùng xa của huyện như mang một sắc thái mới và đầy sinh động. Những buổi sáng, vào giờ học sinh đi học hoặc lúc tan trường, màu áo trắng của các em trên khắp các tuyến đường làm cho không khí ở miền quê sông nước thêm tươi vui, nhộn nhịp hẳn lên…
Mỗi sáng sớm, tôi thường ngồi uống cà phê ở quán đầu cầu bên này thị trấn, vào đúng giờ học trò đang đến trường. Chưa hẳn là cà phê ở đây ngon hơn những quán khác, nhưng tôi thích ngồi nhìn các cháu học sinh, đủ lứa tuổi, lũ lượt đến trường bằng xe đạp, hoặc cha mẹ chở. Tất cả đều cười nói vui vẻ… Học sinh của trường THCS thì đi qua theo ngã cầu bắc ngang kênh xáng Chắc Băng, qua hướng đình Thới Bình để đến trrường. Còn đi dọc theo con đường chính của thị trấn ngược hướng ngã ba sông là học sinh cấp 3. Còn học sinh cấp 1 thì nhìn là biết, hầu hết đều được cha mẹ chở trên những chiếc xe đạp hay xe gắn máy để đến trường, qua hai ngã cầu Bà Đặng.
Toàn huyện Thới Bình hiện có 42 trường đạt chuẩn quốc gia, cao hơn bình quân chung của tỉnh 19,29%. (Ảnh: Trường TH Tân Lợi, xã Hồ Thị Kỷ). Ảnh: BĂNG THANH |
Để có được hình ảnh những tà áo trắng của học trò đủ các cấp học lan toả trên những con đường đẫn đến trường học ở khắp các địa bàn huyện vào những ngày đi học như hôm nay, nhìn lại là cả một chặng đường dài đầy gian nan, thử thách mà thế hệ học sinh ngày nay không dễ gì hình dung được. Chỉ có thế hệ của chúng tôi, những người giờ tóc đã điểm sương, hay thế hệ học sinh đã trưởng thành, mới hiểu hết được!
Ngược về ngày xưa một chút để có sự so sánh chặng đường phát triển của ngành giáo dục Cà Mau nói chung và của huyện Thới Bình nói riêng. Với tôi, như là người trong cuộc của một phần quãng đường dài đầy gian khó ấy. Tôi thuộc lớp học sinh trung học của Thới Bình thời kỳ trước năm 1975. Ngày ấy, toàn huyện Thới Bình chỉ có duy nhất một trường trung học, nhưng chỉ là ở cấp trung học cơ sở (ngày xưa gọi là đệ nhất cấp, là từ lớp 6 đến lớp 9 ). Trường chỉ có 4 phòng học, mỗi cấp học chỉ có 1 lớp. Học trò vào Trường Trung học bán công Thới Bình thì coi như biết nhau gần hết. Đa số đều là nhà ở tại thị trấn, hay các địa bàn chung quanh, như Rạch Ông, Bà Đặng, Bà Hội, hoặc bên kia sông Trẹm là Rạch Giồng… Ngày xưa ấy, học trò đến trường chủ yếu là đi bộ, một số ít chèo xuồng ra gửi ở thị trấn rồi lại tiếp tục đi bộ đến trường… Đi bộ và chèo xuồng là phương tiện giao thông chủ yếu của Thới Bình ngày xưa, bởi điều kiện đường sá mặc định như vậy rồi! Ngày xưa, chung quanh thị trấn toàn là đường đất. Vào mùa mưa, đường sá lầy lội, học trò ở các nơi đi bộ đến trường thường ghé nhà bà con ở thị trấn thay bộ quần áo tươm tất rồi mới đến lớp. Vào lớp 6 (đệ thất), thì sĩ số học sinh lớp rất đông, có khi phòng học không đủ chỗ ngồi, lên đến lớp 9 (đệ tứ), chỉ còn không tới 40 học sinh. Hơn nửa lớp “rơi rụng” dần, do hoàn cảnh gia đình, hoặc do chiến tranh… Khi học hết lớp đệ tứ, người nào muốn học tiếp tục thì phải ra trường tỉnh. Mà Cà Mau ngày trước cũng chỉ có một trường trung học công lập mà thôi! Nhiều người ở Thới Bình thuở ấy học đến hết lớp 9 rồi nghỉ học, vì không có điều kiện để ra Cà Mau tiếp tục việc học. Những người ra Cà Mau học, hầu như là ra đi học hành rồi lập nghiệp ở quê người. Vì chiến tranh nên cũng không ít người học hành dang dở, ít ai đi được đến nơi đến chốn con đường học. Sau ngày miền Nam giải phóng, chỉ có một vài bạn bè thế hệ học trò của Trường Trung học bán công Thới Bình ngày ấy có điều kiện về tham gia đóng góp xây dựng quê hương, có người là cán bộ chủ chốt trong một số ngành của huyện. Một thế hệ học trò trong chiến tranh đã chịu nhiều thiệt thòi cùng với mảnh đất quê hương…
Thời gian đầu sau ngày miền Nam giải phóng, ngành giáo dục Thới Bình cũng nằm trong khó khăn chung của tỉnh nhà. Khi ấy, điều kiện khó khăn về giao thông, về cơ sở vật chất, về đội ngũ giáo viên… chưa đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh trên địa bàn huyện. Nhiều em ở vùng sâu, vùng xa không thể đến trường khi giao thông ngày ấy chủ yếu vẫn còn là đường sông. Lãnh đạo huyện Thới Bình đã đồng ý với ngành giáo dục địa phương thực hiện chủ trương phát triển giáo dục huyện nhà theo từng giai đoạn. Trước mắt, để đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh, huyện đã chọn một số em học sinh tốt nghiệp THCS là người địa phương, đưa đi bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trong những tháng hè, để năm học mới đưa về địa bàn dạy các lớp tiểu học. Chính quyền các xã lo vận động bà con đóng góp xây dựng trường lớp ở địa bàn mình cho các em học tập. Cứ thế, những khó khăn bước đầu được tháo gỡ, mục tiêu “tất cả trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường” đã thực hiện được. Đó cũng là bước khởi đầu cho sự phát triển của ngành giáo dục huyện Thới Bình. Đến năm 2000, toàn huyện đã có 2 trường THPT, 7 trường THCS, 27 trường tiểu học với 150 điểm trường.
Từ năm 2000 đến nay, cùng với các địa phương trong tỉnh, Thới Bình tập trung xây dựng hạ tầng. Cứ mỗi năm, những con đường thảm bê-tông xi-măng cứ dài ra về các xã, lan ra các ấp, về tận vùng xa, vùng sâu. Đường được thảm bê-tông đến đâu thì điện lưới quốc gia cũng kéo về theo đến đó. Từng bước, bộ mặt nông thôn của huyện thay đổi, đời sống bà con được cải thiện. Dần dần, những chiếc xe gắn máy đã thay phương tiện giao thông bằng đường sông mà bao nhiêu thế hệ người dân Thới Bình ngày xưa không thể mơ ước tới! Hệ thống trường lớp cũng đã được quy hoạch lại phù hợp với điều kiện giao thông thay đổi và đảm bảo thực hiện nền nếp giảng dạy. Cơ sở vật chất được xây dựng khang trang, đội ngũ giáo viên được chuẩn hoá và chất lượng giáo dục cũng từng bước được nâng cao. Đến nay, Thới Bình đã có 57 trường của 4 cấp học, gồm: 4 trường THPT (có 2 trường đạt chuẩn quốc gia), 14 trường THCS (có 6 trường đạt chuẩn quốc gia), 23 trường tiểu học (18 trường đạt chuẩn quốc gia), 16 trường mầm non (12 trường đạt chuẩn quốc gia) phủ khắp 11 xã và 1 thị trấn. Bốn mươi lăm năm, kể từ ngày miền Nam giải phóng, ngành giáo dục Thới Bình đã cùng với các địa phương trong tỉnh Cà Mau có một bước phát triển rất dài, rất căn cơ, bền vững; đã không ở lại phía sau trong chặng đường phát triển của quê hương.
Trường THPT Thới Bình, từ khi mới thành lập sau năm 1975, chỉ có 2 phòng học và bàn ghế đơn sơ, chắp vá, chủ yếu bằng sự ủng hộ của phụ huynh học sinh, thì nay đã là một ngôi trường khang trang, đạt chuẩn quốc gia, là một trong những trường THPT hàng đầu của tỉnh. Ngành giáo dục huyện Thới Bình góp phần đào tạo ra một thế hệ cán bộ mới phục vụ sự phát triển của huyện nhà. Nhiều người có vị trí xứng đáng ở các cơ quan, sở, ngành của tỉnh. Một điều khá thú vị là Chủ tịch UBND Huyện Thới Bình Trần Văn Dũng và thầy Võ Văn Thử, Hiệu trường Trường THPT Thới Bình hiện nay, cùng rất nhiều cán bộ chủ chốt của huyện cũng đều trưởng thành từ ngôi trường THPT có bề dày lịch sử 45 năm đầy gian khó và tự hào này.
Huyện Thới Bình đang ra sức phấn đấu để trở thành huyện đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Cà Mau. Nỗ lực ấy là từ Đảng bộ, chính quyền các cấp và mỗi người dân, trong đó không thể không kể đến những nỗ lực vượt qua khó khăn của ngành giáo dục Thới Bình./.
Nguyễn Sông Trẹm
上一篇: Website sân bay Tân Sơn Nhất và Rạch Giá bị hack
下一篇: Công ty cổ phần Chương Dương bị xử phạt do công bố thông tin sai lệch
猜你喜欢
- iPhone 8 sẽ to hơn iPhone 7 nhưng nhỏ hơn iPhone 7 Plus?
- Phổ biến kiến thức pháp luật đảm bảo an toàn hàng không
- Ngày 6/1: Giá heo hơi biến động nhẹ tại thị trường phía Nam
- Lễ trao giải cuộc thi “Tôi khoẻ đẹp hơn 2024” vinh danh 12 cá nhân xuất sắc
- Đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, hướng dẫn thực thi pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza
- Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15 tại Gia Lai
- Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục