Chia sẻ với hãng tin CNN,ỹcânnhắcviệntrợvũkhícóthểxoaychuyểnxungđộtởlịch thi đấu siêu cúp ý giới chức Mỹ cho biết Nhà Trắng sẽ sớm đưa ra quyết định cuối cùng. Nếu được thông qua, bom chùm có thể được đưa vào trong gói viện trợ quân sự mới của Mỹ cho Ukraine vào tháng Bảy.
“Vũ khí này chắc chắn sẽ tạo ra tác động đáng kể ở vùng chiến sự”, một quan chức Mỹ nhận định.
Theo các quan chức khác, sự thay đổi điều kiện chiến đấu ở Ukraine trong hai tuần qua khiến giới chức Mỹ cân nhắc nghiêm túc về việc viện trợ bom chùm.
Từ năm 2022, các quan chức Ukraine đã kêu gọi Mỹ cung cấp bom chùm. Theo Kiev, nó sẽ bổ sung thêm nguồn đạn cho các hệ thống pháo và tên lửa mà phương Tây cung cấp, cũng như giúp thu hẹp ưu thế của pháo binh Nga.
Song Mỹ vẫn từ chối cung cấp, do lo sợ bom chùm gây rủi ro cho dân thường. Ngay cả một số đồng minh chủ chốt của Mỹ gồm Anh, Pháp và Đức cũng đã ký kết lệnh cấm sử dụng bom chùm.
Ukraine bắt đầu phản công từ đầu tháng 6, nhưng tới nay vẫn chưa đạt được bước tiến lớn nào. Trong khi đó, các tuyến phòng thủ của Nga lại kiên cố hơn nhiều so với dự đoán của phương Tây.
Do đó, giới chức Mỹ tin số lượng lớn bom chùm của nước này có thể thay đổi tình hình ở Ukraine.
Song, một quan chức Mỹ lại nhận định, bom chùm không thể xoay chuyển tình thế. Bởi cả quân đội Nga và Ukraine đều đã sử dụng bom chùm, kể từ khi xung đột bùng nổ vào tháng 2/2022. Gần đây, các lực lượng Ukraine đã bắt đầu sử dụng bom chùm do Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp.
Bom chùm có thể mang theo hàng chục cho đến hàng trăm quả đạn con, và có phạm vi sát thương rộng hơn nhiều so với bom đạn thông thường. Hơn 123 quốc gia đã phê chuẩn hiệp ước cấm sản xuất, sử dụng và tàng trữ bom chùm. Tuy nhiên, Mỹ, Nga và Ukraine không tham gia ký kết hiệp ước.