Công ty CP thực phẩm Sao Ta hoạt động trong lĩnh vực chế biến,ôngtySaoTađềnghịđượccôngnhậnDNƯnhận định ajax amsterdam bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản, NK máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ nuôi trồng thủy sản, mua bán lương thực, thực phẩm…
Theo báo cáo trước Đại hội cổ đông của Công ty vừa diễn ra vào đầu tháng 4 vừa qua, trong năm 2013, kim ngạch XK của đơn vị đạt trên 100 triệu USD; năm 2014, công ty phấn đấu đạt doanh thu 2.200 tỉ đồng, lợi trước thuế đạt từ 40 tỉ đồng trở lên.
Quý I-2014, Công ty CP thực phẩm Sao Ta chế biến được 1.860 tấn tôm đông lạnh thành phẩm, tăng 40% so với cùng kì 2013; doanh thu đạt 26 triệu USD, tăng 84% so với cùng kì 2013.
Đại diện Công ty CP thực phẩm Sao Ta cho biết, qua nghiên cứu Chương trình DNƯT do Tổng cục Hải quan đang thực hiện theo Thông tư 86/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực hải quan, DN nhận thấy đáp ứng được các điều kiện để tham gia Chương trình DNƯT.
Thông tư 86 quy định: Trường hợp DN được ưu tiên trong XK hàng hóa là nông sản, thủy sản, dệt may, da giày và NK hàng hóa là nguyên phụ liệu để sản xuất hàng hóa XK nêu trên phải có kim ngạch XK tối thiểu đạt 50 triệu USD/năm.
Chương trình DN ưu tiên trong lĩnh vực hải quan được thực hiện từ năm 2011, đến nay có 16 DN đang được áp dụng chế độ DN ưu tiên. Theo kế hoạch, kết thúc năm 2014, Tổng cục Hải quan dự kiến nâng số lượng DN được công nhận là DN ưu tiên lên con số 30.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, một cán bộ của Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan)- đơn vị chù trì thực hiện Chương trình DNƯT cho biết, sau khi nhận được hồ sơ đề nghị của DN, cơ quan Hải quan sẽ tiến hành thẩm định một cách khách quan, chặt chẽ để xem xét DN có đủ điều kiện để được áp dụng chế độ ưu tiên hay không.
Việc thẩm định được thực hiện đối với hồ sơ của DN và thẩm định thực tế.
Trong đó, thẩm định hồ sơ được thực hiện trên cơ sở hồ sơ DN cung cấp, tra cứu cơ sở dữ liệu và các nguồn thông tin khác về quá trình chấp hành pháp luật hải quan và kim ngạch XNK của DN.
Đồng thời cơ quan Hải quan cũng tham khảo ý kiến đánh giá, nhận xét của các cơ quan liên quan bao gồm: Cơ quan đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan (bao gồm cả việc chấp hành pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu) là Cục Hải quan địa phương nơi DN có trụ sở chính, nơi DN có hoạt động XNK và các đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan; cơ quan xác nhận việc tuân thủ pháp luật về thuế nội địa và thực hiện thủ tục thuế điện tử là cơ quan Thuế nơi DN đăng kí, thực hiện nghĩa vụ nộp các khoản thuế nội địa…
Việc thẩm định thực tế do Cục Kiểm tra sau thông quan trực tiếp thực hiện hoặc phối hợp với Cục Hải quan địa phương nơi DN đóng trụ sở chính thực hiện.
Việc thẩm định thực tế được thực hiện sau khi kết quả thẩm định hồ sơ DN đáp ứng điều kiện quy định hoặc tiến hành đồng thời với quá trình thẩm định hồ sơ Các nội dung thẩm định thực tế như: Đánh giá sự tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế đối với hoạt động XNK của DN; đánh giá khả năng kiểm soát nội bộ của DN; kiểm tra hạ tầng kĩ thuật ứng dụng công nghệ thông tin của DN để đáp ứng yêu cầu kết nối, trao đổi dữ liệu điện tử giữa doanh nghiệp và cơ quan Hải quan, cơ quan Thuế…
16 DN đang được áp dụng chế độ DN ưu tiên gồm: Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam; Công ty CP XNK thủy sản An Giang; Công ty TNHH công nghiệp Brother Việt Nam; Công ty CP tập đoàn thủy sản Minh Phú; Tổng Công ty lương thực miền Nam; Công ty TNHH Sumidenso Việt Nam; Công ty TNHH MTV lọc hóa dầu Bình Sơn; Công ty TNHH MTV 2/9 Đắc Lắk; Liên doanh Việt-Nga (Vietsovptro); Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam; Công ty TNHH Canon Việt Nam; Công ty TNHH Intel Produts Việt Nam; Công ty TNHH Nokia Việt Nam; Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên; Công ty TNHH Datalogic Scanning Việt Nam; Công ty CP Tae Kwang Vina Industrial. |
T.Bình