发布时间:2025-01-12 19:47:36 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh
Các tàu của tuần duyên Trung Quốc tiến vào khu vực cách quần đảo Senkaku/Điếu ngư khoảng 12 hải lý lúc 10h sáng ngày 6/8 và rời đi sau hai tiếng, AFP dẫn tin từ lực lượng giám sát bờ biển Nhật Bản cho biết.
Tàu Trung Quốc lượn lờ ở biển Hoa Đông. Ảnh minh họa
Giới quan sát cho rằng đây là động thái đáp trả của Bắc Kinh sau khi Tokyo công bố Sách Trắng, trong đó cho rằng việc xuất hiện thường xuyên của các tàu Trung Quốc trong khu vực có thể dẫn tới những hệ quả ngoài dự tính. Tokyo cũng bày tỏ quan ngại về vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc đơn phương thiết lập, và lo nguy cơ đụng độ quân sự giữa hai nước.
Trong diễn biến khác, bất chấp căng thẳng đang gia tăng, lực lượng tuần duyên Nhật Bản và Trung Quốc đang cùng tham dự cuộc tập trận chung kéo dài ba ngày, cùng với các đối tác từ Mỹ và Nga. Cuộc tập trận bắt đầu từ hôm qua được các nhà phân tích đánh giá là kỳ lạ, vì lực lượng của Nhật và Trung đôi khi chơi trò "mèo vờn chuột" ở khu vực Hoa Đông.
Trước đó, vấn đề biển Đông đã trở thành tâm điểm tranh cãi giữa Mỹ - Trung Quốc nhất là khi Washington cương quyết yêu cầu các bên ngừng hành động làm gia tăng căng thẳng trên biển Đông. Biển Đông chắc chắn sẽ chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình nghị sự của Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF) tại Myanmar ngày 10/8.
Theo RFI, vấn đề sẽ được nêu bật tại Diễn đàn ARF là những hành động gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông, bị tố cáo là khiêu khích và gây mất ổn định trong vùng khi tìm cách thay đổi hiện trạng theo chiều hướng có lợi cho Bắc Kinh.
Tất cả những hành động khiêu khích, gây mất ổn định tại biển Đông của Trung Quốc bị quốc tế, trong đó có Mỹ, tố cáo. Một trong những hướng mà Mỹ vận động tại Diễn đàn an ninh ARF lần này là hậu thuẫn cho một quyết định đình chỉ các công trình xây dựng, cải tạo trên Biển Đông, tránh những hành vi khiêu khích và gây nên tình trạng mất ổn định.
Ý tưởng này đã từng được người trực tiếp theo dõi hồ sơ Biển Đông tại Bộ Ngoại giao Mỹ là ông Daniel Russel - Trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Châu Á-Thái Bình Dương - nêu lên. Theo ông Russel, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ đích thân đưa ra đề nghị này nhân cuộc họp của Diễn Dàn ARF vào ngày 10/8 tới.
Bày tỏ hy vọng Trung Quốc và 4 quốc gia ASEAN có cùng tranh chấp trên biển Đông sẽ ủng hộ những nỗ lực hòa giải này, ông Daniel Russel nói: “Kinh tế khu vực là rất quan trọng và bất kỳ một phản ứng thái quá của nước nào hoặc việc đe dọa dùng vũ lực hoặc sử dụng lực lượng bán vũ trang để khiêu khích cũng khiến cho tình thế trở nên phức tạp hơn. Nếu muốn giảm tải mọi tình huống xấu có thể xảy ra, chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật và từng bước giải quyết các rắc rối hiện có”.
Nhắc đến vai trò của Trung Quốc ở khu vực và trên thế giới, đặc biệt là việc nước này là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, ông Daniel Russel nói: “Trung Quốc với tư cách một quốc gia lớn và hùng mạnh, có trách nhiệm đặc biệt phải thể hiện sự kiềm chế. Sức mạnh quân sự là một dấu chân lớn, anh phải đặt chân rất, rất cẩn thận và bước đi một cách thận trong khi ở trong khu vực nhạy cảm”.
Trong cuộc trả lời báo chí, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario cho biết, nước này sẽ đệ trình kế hoạch “3 hành động” tại các hội nghị ở Myanmar. Hiện, kế hoạch này đã nhận được sự ủng hộ của nhiều quốc gia trong khu vực, trong đó có các quốc gia có cùng tranh chấp trên biển Đông.
Vân Anh(Tổng hợp vnexpress, đspl, cand)
Tình hình Biển Đông hôm nay ngày 6/8: Đại sứ Mỹ nói về "đường 9 đoạn" phi lý của Trung Quốc
相关文章
随便看看