您现在的位置是:World Cup >>正文

【ket qua bong da bo dao nha】Nhà đầu tư chưa mặn mà với cổ phần hóa DNNN

World Cup145人已围观

简介Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Văn Nam Tại hội thảo, các chuyên gia đề cập đến những bất cập trong việc th ...

ciem

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Văn Nam

Tại hội thảo,àđầutưchưamặnmàvớicổphầnhóket qua bong da bo dao nha các chuyên gia đề cập đến những bất cập trong việc thu hút cổ đông chiến lược, từ đó đề xuất những giải pháp chính sách để nâng cao công tác cổ phần hóa, thoái vốn trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Nhiều điểm nghẽn trong quá trình cổ phần hóa

Theo đánh giá của TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM, trong thời gian dài vừa qua, Chính phủ đã coi công tác cổ phần hóa (CPH), thoái vốn tại hệ thống DNNN là một trong những nhiệm vụ cải cách trọng tâm của kinh tế vĩ mô. Theo đó, từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã thực hiện CPH trên 4.500 DNNN. Nhưng trên thực tế, quá trình CPH vẫn chưa đạt được các mục tiêu đặt ra. Trong đó, có mục tiêu bán cổ phần cho các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư chiến lược tham gia vào cổ phần hóa DNNN còn nhiều hạn chế, vướng mắc.

Báo cáo được nghiên cứu từ 46 công ty phê duyệt phương án cổ phần hóa giai đoạn 2011 - 2016 cho thấy, có 14 DN chiếm 30,4% trong phương án CPH không bán cho nhà đầu tư chiến lược; có 2 DN bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược với tỷ lệ cao hơn phương án được phê duyệt; 17 DN bán hết cổ phần cho cổ đông chiến lược theo tỷ lệ được phê duyệt; 9 DN không bán được cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược và 4 DN không bán hết số cổ phần được phê duyệt cho nhà đầu tư chiến lược.

Còn theo báo cáo của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, kết quả bán cổ phần trên thực tế chưa đạt mục tiêu giảm vốn nhà nước và thu hút vốn đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân. Đơn cử, DN thực hiện bán cổ phần lần đầu ra công chúng qua hình thức đấu giá (IPO) năm 2015 chỉ bán được khoảng 36% tổng số lượng cổ phần chào bán còn Nhà nước vẫn giữ 81% vốn. Tỷ lệ tham gia của các nhà đầu tư bên ngoài chỉ đạt 9,5% (kế hoạch là 16,7%), nhà đầu tư chiến lược là 7,3% (kế hoạch là 15,8%).

Trong khi đó, theo ông Phạm Đức Trung - Ban Cải cách và phát triển doanh nghiệp (CIEM), mục tiêu Quốc hội đề ra cho năm 2017, CPH và thoái vốn nhà nước khỏi các DNNN phải thu về 60.000 tỷ đồng, nhưng 9 tháng đầu năm nay, con số đạt được chỉ là 12.000 tỷ đồng. Trong đó, CPH đạt khoảng 6.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, hiện trong số 28.369 tỷ đồng được phê duyệt bán cho nhà đầu tư chiến lược, chỉ có 12.762 tỷ đồng được bán ra, đạt chưa đến ½ con số được phê duyệt. Trong khi đó, tỷ lệ bán được cho nhà đầu tư nước ngoài rất nhỏ, chỉ chiếm 8,7% (4/46 tổng công ty). Trong đó, phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài mua tỷ lệ cổ phần thấp (cao nhất là 20%). Ông Trung cho rằng, không phải các nhà đầu tư chiến lược không mua số lượng lớn cổ phần mà hiện có một số cơ chế hạn chế khối lượng mua này, đặc biệt đối với các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.

TS. Nguyễn Đình Cung cho biết, hiện Nhà nước đang duy trì quy định hạn chế tỷ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong một số ngành nghề và lĩnh vực có điều kiện. Ngoài ra, việc xác định giá trị DN và giá bán cổ phần tại các DNNN chưa phản ánh đúng giá trị thực của DN. Ngoài ra, nguyên nhân nội tại cũng bắt nguồn từ chính hệ thống DN chúng ta, do trình độ quản trị kém, thiếu năng lực chuyên môn, tình trạng nợ đọng kéo dài, đầu tư dàn trải, khả năng sinh lời thấp...

Giải pháp tháo gỡ

Theo ông Adam Sitkoff - Giám đốc Điều hành Phòng Thương mại Mỹ (Amcham) tại Hà Nội, các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Hoa Kỳ rất quan tâm và mong muốn được đặt chân vào quá trình CPH của các DN tại Việt Nam. Song trên thực tế, họ lại vấp phải nhiều thông tin trái chiều như tình trạng thông tin đấu giá, phương án, kế hoạch CPH, chưa thực sự công khai minh bạch. Việc định giá DNNN không rõ ràng. Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cho biết, chỉ có gần 39% DNNN công bố thông tin theo quy định của Chính phủ, đây thực sự là các rào cản lớn, ông Adam Sitkoff cho biết.

Đề xuất các giải pháp tháo gỡ tình trạng này, TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, các cơ quan chức năng cần có quy định rõ ràng và minh bạch các tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược để loại bỏ nhà đầu tư ngắn hạn hoặc không mang lại giá trị gia tăng thực chất, phù hợp với hoạt động của DN.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng nên cân nhắc mở rộng phạm vi “thị trường”, các lĩnh vực, ngành nghề, mặt hàng nào không thuộc phạm vi an ninh, chủ quyền quốc gia cần mở để các nhà đầu tư chiến lược tham gia. Mặt khác, việc định giá DN cần tiến hành độc lập với đơn vị kinh nghiệm trong nước hoặc có thể thuê tư vấn độc lập nước ngoài. Việc bán cổ phần cần dựa trên giá trị thực của DN chứ không dựa trên giá trị trên sàn chứng khoán vì chỉ đại diện cho một phần nhỏ giao dịch.

TS. Võ Trí Thành - nguyên Phó viện trưởng CIEM đánh giá, việc định giá được giá trị thật của doanh nghiệp trong công tác CPH tại Việt Nam gặp không ít khó khăn. Đơn cử như các nhà đầu tư chiến lược có thể định giá được giá trị tài chính, nhưng lịch sử hình thành phát triển của doanh nghiệp, lịch sử đất đai của doanh nghiệp là việc làm không dễ. Trường hợp của Hãng Phim truyện Việt Nam mới đây là một ví dụ nhãn tiền.

Ngoài ra, xét trên phương diện xã hội, CPH có thể kéo theo hàng nghìn công nhân mất việc làm, buộc chuyển công tác khác. Hiện nhiều đơn vị liên quan cũng chưa có phương án giải quyết thỏa đáng vấn đề này. TS. Võ Trí Thành cho rằng, khi nào chúng ta giải quyết tốt được các bài toán đặt ra nêu trên, thì phần nào công tác CPH mới được tháo gỡ./.

Văn Nam

Tags:

相关文章