Kim ngạch xuất khẩu phân bón tăng 174,ệpphânbónhạnchếxuấtkhẩuổnđịnhnguồncungnộiđịsoi kèo inter vs atalanta3% | |
PVFCCo gia tăng sản xuất, bù đắp hàng nhập khẩu giảm |
Toàn cảnh tọa đàm |
Phát biểu tại tọa đàm “Tìm giải pháp ổn định nguồn cung và bình ổn giá phân bón” ngày 30/8, ông Vũ Xuân Hồng, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho biết: thời gian qua, giá phân bón trên thị trường thế giới tăng đột biến, điển hình như giá lưu huỳnh tăng gấp đôi, giá ure tăng 89%, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp đứng trước thực tế không đủ nguyên liệu cho sản xuất. Các nguyên liệu như lưu huỳnh, kali… không được cung ứng đủ sẽ dẫn tới sản xuất cầm chừng, tạo giá thành cao. Từ đó, giá bán cũng phải đưa lên cao, làm giảm sức tiêu dùng của thị trường.
Để chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào, doanh nghiệp đã ký hợp đồng mua các lô nguyên liệu lớn với giá cả hợp lý hơn, tận dụng tối đa nguyên liệu trong nước.
Từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước, ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết: thời gian qua, giá phân bón trong nước cũng tăng theo biến động tăng của thị trường thế giới. Tuy nhiên, giá phân bón trong nước vẫn được duy trì ở mức thấp hơn so với giá phân bón nhập khẩu cùng loại.
Cục Bảo vệ thực vật đã thường xuyên theo dõi diễn biến thị trường, tình hình xuất khẩu, nhập khẩu để có các biện pháp ứng phó linh hoạt đối với một số mặt hàng phân bón chủ chốt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong nước.
Đồng thời, các doanh nghiệp sản xuất phân bón cam kết tiếp tục duy trì tối đa công suất, hạn chế xuất khẩu, cung ứng kịp thời và ưu tiên tối đa thị trường trong nước. Đến nay, các doanh nghiệp đều đang thực hiện tốt việc này, góp phần ổn định nguồn cung trong nước.
Trong thời gian tới, tình hình giá và nguồn cung phân bón được dự báo còn diễn biến phức tạp. Sản xuất nông nghiệp đang phải đối mặt với chi phí tăng cao do những biến động trên thế giới.
Ứng phó bền vững với tình hình này, giảm chi phí đầu vào là một “mệnh lệnh”. Theo đó, những giải pháp thay đổi quy trình sản xuất theo hướng tiết kiệm nguyên liệu vật tư, tăng cường tuần hoàn các phế phẩm nông nghiệp ở quy mô hộ, liên hộ, hợp tác xã cần được nhân rộng, trở thành phổ biến.
Ngoài ra, để giảm giá phân bón, doanh nghiệp cần chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào, quy hoạch sản xuất, kinh doanh, thị trường nhằm hài hoà lợi ích, minh bạch giá cả.
“Đối với cộng đồng, người dân cũng cần tận dụng tối đa nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên để phát triển phân hữu cơ, giảm một phần phụ thuộc vào phân vô cơ. Trong quá trình triển khai thực hiện, các cơ quan hữu quan tiếp tục triển khai giám sát giá cả trên thị trường, đảm bảo không quá biến động”, lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật nhấn mạnh.
Theo ông Phùng Hà, Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam, nhằm góp phần giảm giá phân bón, đảm bảo sản xuất có lãi, các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước cần duy trì tối đa công suất sản xuất, cung ứng kịp thời, giảm các đại lý trung gian, ưu tiên cung ứng phân bón phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong nước.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần xem xét, tính toán đầu tư sản xuất các loại phân bón phải nhập khẩu. “Kinh nghiệm cho thấy, khi đảm bảo tốt sản xuất trong nước, doanh nghiệp có thể chủ động, vượt qua các đợt thiếu phân bón do lệnh kiểm soát xuất khẩu của một số cường quốc xuất khẩu phân bón, của xung đột trên thế giới hay do lệnh cấm vận”, ông Phùng Hà nói.
Ông Phùng Hà cũng nhấn mạnh góc độ, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý thị trường, tăng cường xử phạt để ngăn chặn hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá; sản xuất, kinh doanh phân bón giả, phân bón rởm.
Ngoài ra, các đại lý, cửa hàng vật tư nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp cần có kế hoạch dự trữ, cung ứng đủ nguồn vật tư nông nghiệp có chất lượng, giá cả hợp lý cho bà con nông dân, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ phát triển sản xuất.