【ti lê bong da】Bảo hộ nhãn hiệu để tránh thua thiệt khi hội nhập
Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo bảo hộ KDCN và nhãn hiệu cho doanh nghiệp Việt Nam,ảohộnhãnhiệuđểtránhthuathiệtkhihộinhậti lê bong da do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO) và Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam tổ chức ngày 5/7, tại Hà Nội.
Doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến nhãn hiệu
Phát biểu tại hội thảo, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI cho biết, trong bối cảnh Việt Nam vừa ký liên tiếp các hiệp định về hội nhập thương mại quốc tế là CPTPP và EVFTA thì vấn đề sở hữu trí tuệ càng cần phải được quan tâm hơn. Trong thời gian qua, Việt Nam đã có những cam kết rất cao liên quan đến sở hữu trí tuệ. Điều này được thể hiện ở việc Việt Nam đã trở thành thành viên của các hệ thống sở hữu trí tuệ mang tính cốt lõi của thế giới như Công ước Paris, Công ước Rome, Công ước Berne, Công ước Stockholm, và hiện nay Việt Nam đang trong quá trình gia nhập công ước Lahay về đăng ký KDCN và nhãn hiệu cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng theo ông Lộc, hiện nay sự quan tâm của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ còn hạn chế. Việc chưa quan tâm đúng mức của doanh nghiệp Việt Nam đối với sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ KDCN và nhãn hiệu nói riêng đã gây ra nhiều vấn đề lớn. Doanh nghiệp Việt Nam đã phải trả những cái giá rất “đắt” cho việc này.
Ông Lộc đưa ra dẫn chứng, nhiều nhãn hiệu của Việt Nam như Kẹo dừa Bến Tre, Cà phê Buôn Ma Thuật, Cà phê Trung Nguyên, Thuốc lá Vinataba, và rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam đã bị các thương gia nước ngoài đánh cắp, gây ra tổn hại rất lớn cho doanh nghiệp Việt. Các doanh nghiệp Việt đã phải rất gian nan trong việc đòi lại nhãn hiệu.; đã có rất nhiều trường hợp không thể đòi lại được. Chính vì vậy, cùng với việc đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài, vấn đề bảo hộ KDCN và nhãn hiệu Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng.
Theo ông Lộc, việc bảo hộ KDCN và nhãn hiệu cho hàng hóa Việt Nam sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, tạo ra nguồn thu cho doanh nghiệp từ việc chuyển nhượng thương hiệu, quyền sử dụng thương hiệu, đồng thời là biện pháp để bảo vệ người tiêu dùng tránh phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Bảo hộ nhãn hiệu theo thỏa ước quốc tế
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam muốn bảo hộ KDCN của mình ở nước ngoài chỉ có một hình thức duy nhất là nộp đơn đăng ký trực tiếp cho các cơ quan sở hữu trí tuệ của từng quốc gia riêng rẽ theo thủ tục của từng nước và nhiều khoản chi phí phát sinh.
Các doanh nghiệp nước ngoài cũng gặp các khó khăn tương tự khi muốn bảo hộ quyền của mình tại Việt Nam. Chính những khó khăn về mặt thủ tục, chi phí này khiến cho lượng đơn đăng ký bảo hộ KDCN của người nước ngoài tại Việt Nam cũng như của người Việt Nam ra nước ngoài chỉ ở mức hạn chế.
Ông Lê Ngọc Lâm - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và công nghệ cho biết, trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, hiện nay có một số hệ thống bảo hộ quốc tế được thiết lập như đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua thỏa ước Madrid và bảo hộ KDCN theo thỏa ước Lahay.
Việc đăng ký bảo hộ theo Lahay và Madrid được thực hiện đơn giản, dễ dàng, giảm thiểu thời gian và tiết kiệm chi phí. Doanh nghiệp nắm vững được cách thức vận hành của các hệ thống bảo hộ quốc tế để từ đó sử dụng thành thạo và hiệu quả các hệ thống này.
Cũng theo ông Lâm, bảo hộ hữu hiệu quyền sở hữu KDCN của doanh nghiệp ở nước ngoài là điều mà doanh nghiệp trong nước nên làm.
Giới thiệu về hệ thống Lahay, ông Denis Croze, chuyên gia của WIPO cho biết, hệ thống Lahay được xây dựng nhằm tạo khả năng đăng ký bảo hộ KDCN tại nhiều nước thông qua một đơn đăng ký duy nhất nộp cho văn phòng quốc tế của WIPO với một loại tiền tệ duy nhất. Đồng thời giúp chủ sở hữu dễ dàng quản lý đăng ký quốc tế KDCN của mình như gia hạn hiệu lực, chuyển giao quyền sở hữu, thay đổi tên, địa chỉ của chủ sở hữu thông qua một thủ tục đơn giản. Người nộp đơn không cần phải nộp riêng biệt tại mỗi nước cần bảo hộ, do đó tránh được các thủ tục phức tạp và khác nhau của mỗi nước. Điều kiện để được đăng ký bảo hộ theo hệ thống Lahay là doanh nghiệp phải hoạt động ở các quốc gia là thành viên của thỏa ước Lahay, có địa chỉ kinh doanh và hoạt động hiệu quả. Hiện nay đã có 113 quốc gia tham gia vào hệ thống Lahay.
Bùi Tư
(责任编辑:La liga)
- Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
- 'Dao động' hay 'giao động', từ nào mới đúng chính tả?
- Sinh viên phải ăn cơm canh thừa, có dị vật: Đại học Bách khoa Hà Nội xin lỗi
- 90% người dùng sai chính tả: 'Cháy xém' hay 'cháy sém'?
- Soi kèo góc Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- Anh ngữ RES liên tiếp nhận giấy khen từ Sở GD&ĐT TP.HCM
- Mở đăng ký sự kiện H4TF: E
- Cô giáo xin tài trợ laptop: Tất cả phụ huynh đồng ý, không có cớ để không nhận
- 25 năm các chuyến bay thương mại của Việt Nam luôn đảm bảo an toàn
- Dự án học bổng DB Dream Leader Global: Nuôi dưỡng thế hệ lãnh đạo tương lai
- Lối sống ngược đời của GenZ: Ngủ ngày cày đêm, chỉ nhận công việc tự do
- Nam sinh được mẹ cõng đến lớp hàng ngày đỗ đại học top 1 châu Á
- 37 triệu người dùng sẽ không thể truy cập Internet từ 1/1/2016
- Mỹ nhân Việt nào khiến cơ đồ nhà Trịnh sụp đổ?
- Tìm ra thủ phạm khiến hàng loạt ô tô cán đinh sắt ‘khủng’ ở Bình Dương
- Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10: 'Trò chơi may rủi, học sinh càng thêm áp lực'
- 90% người dùng sai chính tả: 'Sâu xé' hay 'xâu xé'?
- Học sinh Lai Châu chỉ đi học 5 ngày/tuần
- Cuốn nhật ký bằng thơ kể lại cuộc đời nhiều biến động
- Dạy con đánh vần, tập viết, nhiều vợ chồng cãi nhau ỏm tỏi