【soi kèo u23 hàn quốc】Ưu đãi đầu tư phải tính trên tổng thể lợi ích quốc gia
Đây là ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội nêu ra khi thảo luận về Dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (ĐVHCKTĐB), tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách ngày 4/4.
Thu hút đầu tư không nên dựa vào chính sách thuế
Bên cạnh những băn khoăn về giám sát quyền lực, mô hình tổ chức chính quyền…, nhiều đại biểu nêu ý kiến về chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, cơ chế ngân sách cũng như tính hiệu quả trong tổng thể quốc gia.
Theo dự thảo, các đặc khu được hưởng rất nhiều chính sách ưu đãi liên quan đến ngân sách như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước…
Tuy nhiên, theo đại biểu Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách (UBTCNS), việc thu hút đầu tư bằng cách miễn thuế, miễn tiền cho thuê đất là không cần thiết, mà quan trọng nhất là phải minh bạch trong đầu tư. Ưu đãi về thuế nhưng nếu bộ máy chính quyền tham nhũng, phiền hà, nhũng nhiễu thì mức tiền được giảm có khi còn ít hơn chi phí “lobby” (vận động hành lang).
Đại biểu Hoàng Quang Hàm, Ủy viên Thường trực UBTCNS cũng cho rằng, thực chất để thu hút đầu tư, miễn giảm thuế không phải vấn đề cơ bản, mà quan trọng hơn là môi trường kinh doanh ổn định, chính sách nhất quán, công khai minh bạch để tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Hơn nữa, cần nhìn từ góc độ tổng thể xem chính sách ưu đãi nhằm mục tiêu phát triển cho đặc khu, cho các tỉnh hay cho cả quốc gia. Nếu vì lợi ích quốc gia thì phải đánh giá tác động của các chính sách ưu đãi tới những địa phương còn lại. Ví dụ nếu ưu đãi để thu hút đầu tư cảng biển mới thì các cảng biển đã được đầu tư lớn trước đây chưa được khai thác hiệu quả sẽ ảnh hưởng ra sao? Hay việc thu hút đầu tư vào du lịch trong khi chúng ta vốn đã có nhiều địa phương đầu tư, khai thác tốt từ du lịch… “Vấn đề ở đây là tính hiệu quả khi ưu đãi nhiều như vậy với những lĩnh vực chúng ta đã đầu tư rất nhiều”, đại biểu nói.
Trao đổi với phóng viên TBTCVN bên lề hội nghị, đại biểu Trần Quang Chiểu, Ủy viên Thường trực UBTCNS có cùng băn khoăn về chính sách ưu đãi cũng như lĩnh vực thu hút đầu tư. Theo đại biểu, chỉ nên dành ưu đãi vượt trội cho những lĩnh vực mới, công nghệ mới vào Việt Nam. Còn với những lĩnh vực đã đầu tư phổ biến ở Việt Nam tại các địa phương và khu kinh tế thì cũng chỉ nên áp dụng ưu đãi như mức thông thường, nếu không dễ dẫn đến tình trạng dòng vốn, lao động bỏ trong nước ra đặc khu. Thậm chí, họ có thể không ra đầu tư mà chỉ đăng ký để hưởng ưu đãi, chuyển giá, trốn thuế… làm thất thoát nguồn lực nhà nước.
“Nếu tiêu chí ưu đãi mà không nói gì đến công nghệ, đến cái mới, chỉ nói đến quy mô thì có khác gì nhau? Ví dụ như với Phú Quốc, chưa có ưu đãi về du lịch mà đầu tư vào du lịch cũng đã rất lớn. Đất đai đã không còn lại bao nhiêu. Nhà đầu tư cần nhất là môi trường đầu tư và thứ hai là vị trí địa lý. Về môi trường đầu tư, điều nhà đầu tư quan tâm đầu tiên là thủ tục hành chính, hai là chi phí không chính thức. Theo thống kê năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỷ lệ thuế phải nộp còn thấp hơn nhiều tỷ lệ chi phí bôi trơn”, đại biểu Trần Quang Chiểu phân tích.
Cần cơ chế cụ thể về ngân sách của đặc khu
Các đại biểu cũng nêu ý kiến, rằng các chính sách ưu đãi phải có thời hạn cụ thể, không thể là mãi mãi. Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) lưu ý phải quy định rõ thời hạn áp dụng ưu đãi giảm 50% thuế thu nhập cá nhân tại các đặc khu (dự thảo quy định miễn 100% cho đến năm 2030 và giảm 50% từ sau năm 2030) để đảm bảo sự bình đẳng của công dân trong trách nhiệm với ngân sách. Đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, việc quy định có thể giao đất với thời gian 99 năm là quá dài, sẽ khó xử lý nếu xảy ra vấn đề về an ninh, quốc phòng. “Đây là vấn đề cử tri TP. Hồ Chí Minh rất lo lắng, quan tâm. Chúng ta đã có chủ trương không đánh đổi môi trường để tăng trưởng kinh tế và bây giờ cũng cần đặt ra vấn đề không đánh đổi chủ quyền lấy tăng trưởng kinh tế”, đại biểu đề nghị.
Liên quan đến cơ chế ngân sách, đại biểu Hoàng Quang Hàm phân tích với vị trí tương đương cấp huyện, ngân sách của đặc khu sẽ thực hiện theo cơ chế ngân sách cấp huyện quy định tại Luật Ngân sách nhà nước. Như vậy, việc giao nhiệm vụ thu chi là do UBND tỉnh, HĐND tỉnh quyết định nhưng định mức, tiêu chuẩn chi, đầu tư, khoa học công nghệ lại trao cho đặc khu quyết định. Khi đó, cân đối ngân sách sẽ rất khó khăn bởi một nơi quyết định nguồn, một nơi quyết định việc chi tiêu. Vì vậy, đại biểu đề nghị phải làm rõ quan hệ ngân sách của đặc khu với tỉnh, của đặc khu với trung ương; quy định cụ thể về việc bổ sung có mục tiêu, điều tiết trở lại ngân sách, về quyết định đầu tư... Có như vậy, mới đảm bảo được quyền của đặc khu cũng như bảo đảm cân đối ngân sách chung.
Hoàng Yến
(责任编辑:Thể thao)
- ·Sau mưa lớn 2 ngôi nhà ở Quảng Ninh bị sụt lún, hở hàm ếch
- ·Cảnh báo mẫu kem chuyên nám có hàm lượng thủy ngân vượt mức
- ·Việt Nam có mỏ vàng lớn cách Hà Nội 134 km
- ·Sơn La phát hiện phương tiện vận chuyển 7.712 sản phẩm hàng hóa nhập lậu
- ·Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2023
- ·T&T Victoria được vinh danh Dự án đáng sống năm 2022
- ·7 người Trung Quốc nhập viện do nghi ngờ uống phải sản phẩm tẩy rửa giống nước ép trái cây
- ·Chất làm ngọt nhân tạo làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
- ·Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt thời điểm bước vào thương vụ kit test
- ·Ấn Độ vấp phải nhiều cáo buộc về sản xuất thuốc kém chất lượng
- ·Tình báo Mỹ: 'bom máy tính' qua mặt an ninh sân bay!
- ·Cẩn trọng với mỹ phẩm gắn mác thiên nhiên
- ·ChatGPT gây sốt trong giới công nghệ có gì đặc biệt?
- ·Kiên quyết xử lý nghiêm hành vi vận chuyển nội tạng động vật không rõ nguồn gốc
- ·Đấu giá lại 11 biển số ô tô 'siêu đẹp' vào ngày 15/9
- ·Kiên quyết xử lý nghiêm hành vi vận chuyển nội tạng động vật không rõ nguồn gốc
- ·Ấn Độ vấp phải nhiều cáo buộc về sản xuất thuốc kém chất lượng
- ·Khối gỗ trầm hương quý hiếm nặng 8kg giá tiền tỷ
- ·Mở đầu năm 2025, lợi suất trái phiếu chính phủ tăng nhẹ ở các kỳ hạn
- ·Cô gái 24 tuổi mắc ung thư gan giai đoạn cuối và lời cảnh tỉnh từ thói quen ai cũng mắc phải