Ở Huế,àvănviếtbákqbd han quoc 2 có rất nhiều nhà văn viết báo, tiêu biểu là những tên tuổi như Nguyễn Khắc Phê, Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Quang Hà, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Nhụy Nguyên, Lê Vũ Trường Giang… Đây là những nhà văn tiêu biểu cho văn học xứ Huế hiện nay, họ khác nhau về thế hệ, khác nhau về lối viết nhưng có một điểm chung là trong các tác phẩm của họ có sự xuyên thấu lẫn nhau giữa văn chương và báo chí. Nếu như văn chương của họ là sự tìm tòi đến những cách viết mới, hướng tới những cấp độ sáng tác cần phải có của một nhà văn bản lĩnh thì trong báo chí, họ là những cây bút sắc sảo, giàu tư duy phản biện và luôn nhạy cảm với những vấn đề nóng bỏng của xã hội.
Tác phẩm của nhà văn Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Khắc Phê, Hồ Đăng Thanh Ngọc. Ảnh: Internet |
Có thể nói, Tô Nhuận Vỹ là một người rất giàu bút lực về cả hai khía cạnh này. Nếu như trong văn học, những tác phẩm như Dòng sông phẳng lặng; Ngoại ô; Phía ấy là chân trời; Vùng sâu…chứng minh cho sức sáng tạo mãnh liệt của ông thì người ta lại thấy một Tô Nhuận Vỹ quyết liệt trong tư duy báo chí thông qua ấn phẩm mới được Nhà xuất bản tri thức, một trong những nhà xuất bản uy tín nhất hiện nay phát hành, đó là ấn phẩm Bản lĩnh văn hóa.Bản lĩnh văn hóalà sự tập hợp nhiều bài báo và tiểu luận. Trong các bài báo cũng như các tiểu luận của Tô Nhuận Vỹ, bạn đọc thường đứng trước những câu chữ đầy tinh thần phản biện. Với tư duy, tinh thần phản biện, Tô Nhuận Vỹ đã đưa ra được những góc nhìn mới mẻ, những bài viết thực sự nêu bật được nhiều vấn đề nhức nhối trong xã hội, trong văn hóa, kinh tế và chính trị. Thông qua Bản lĩnh văn hóa, chân dung của những người nổi tiếng hiện lên một cách sinh động, có nhiều chi tiết ít ai biết về họ được tác giả đặc tả hết sức thú vị.
Nguyễn Khắc Phê cũng được xem là một trong số nhà văn viết báo mạnh mẽ nhất ở Huế. Sự nghiệp văn học của ông được biết đến với những tác phẩm tên tuổi như: Đường qua làng Hạ; Đường giáp mặt trận; Chỗ đứng người kỹ sư; Miền xa kêu gọi; Những cánh cửa đã mở; Nếu được chết thay em;Thập giá giữa rừng sâu; Biết đâu địa ngục thiên đường… thìgần đây người ta lại thấy ông cho trình làng những tác phẩm nghiêng về báo chí, tản văn, phê bình như: Hiện thực và sáng tạo tác phẩm văn nghệ (2006), Tản văn chọn lọc (2009), Tài danh và số phận (2012), Nhà văn và thời cuộc…Và khó có thể thống kê hết được số lượng các bài báo của nhà văn này trên các tờ báo từ trung ương đến địa phương.
Những nhà văn thuộc thế hệ về sau như Hồ Đăng Thanh Ngọc, Nhụy Nguyên, Lê Vũ Trường Giang… cũng được xem là đội ngũ kế tiếp có những khai phá về cách viết văn và là những người có ý thức dấn thân trong nghề báo. Những tác phẩm như Chuyện Huếcủa Hồ Đăng Thanh Ngọc, Về những đỉnh tuyệt mùcủa Nhụy Nguyên, Ngủ giữa trùng sơncủa Lê Vũ Trường Giang… đều là những tác phẩm có sự xuyên thấu lẫn nhau giữa báo chí và văn học. Những kiến thức về xã hội, tư duy sắc bén trước các vấn đề của văn hóa xã hội đã giúp họ có được một bức tranh rộng lớn hơn và gắn bó hơn với nhân sinh trong văn học.
Tất nhiên, không phải bất cứ người nào cũng có thể song hành giữa văn chương và báo chí. Nhiều người cho rằng, viết báo nhiều nó triệt tiêu dần đi khả năng sáng tạo trong văn chương. Nhưng trên thực tế, một người có thể song hành giữa viết báo và sáng tạo văn chương là sự bổ trợ cần thiết. Viết báo giúp cảm quan sáng tạo văn chương rộng hơn.
Báo chí cho người đọc thấy được xã hội, thấy được những mặt trái của xã hội, văn chương lại cho người đọc thấy được những khuất lấp trong thế giới nội tâm. Hiện thực trần trụi của báo chí làm giá đỡ để bắt đầu tưởng tượng về một thế giới xa lạ hơn trong văn chương, thế giới tưởng tượng tồn tại ở một chiều kích khác, để trình hiện, để tiên báo về cuộc sống, về con người.