Thí điểm chấm điểm khả tín
Nội dung chú ý liên quan đến tín dụng ngân hàng trong tuần vừa qua là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chấm điểm khả tín. Đây là một trong những ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tại cuộc họp Đề án 06 về “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư,âmcácyếutốpháttriểnổnđịnhthịtrườngvàngnổisóvô địch quốc gia ba lan định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.
Xây dựng Luật Bảo vệ Dữ liệu cá nhân Bộ Công an nghiên cứu, tham mưu đề xuất xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, cố gắng hoàn thành trong năm 2024; xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát việc sử dụng dữ liệu công dân qua khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo đảm đúng mục đích, chống lộ lọt dữ liệu, cố gắng hoàn thành trong quý II/2024. |
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp Bộ Công an tiếp tục tích cực triển khai giải pháp chấm điểm khả tín để người dân tiếp cận với nguồn vốn tín dụng nhanh chóng, hiệu quả. Triển khai thí điểm tại Vietcombank đầu năm 2024.
Thủ tướng cũng yêu cầu UBND 15 địa phương (An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Thuận, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắk Nông, Hải Phòng, Kiên Giang, Phú Yên, Sóc Trăng, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Tuyên Quang, Trà Vinh) trình HĐND cùng cấp có chính sách miễn, giảm phí, lệ phí sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến, hoàn thành trước tháng 6/2024.
Các yếu tố phát triển bền vững đang được quan tâm nhiều hơn. Ảnh: T.L |
Lạm phát tạm thời hạ nhiệt, nhưng các yếu tố tiềm ẩn vẫn còn Phát triển lành mạnh thị trường bất động sản là chìa khóa hỗ trợ ổn định kinh tế |
Gắn mục tiêu ESG trong phát triển dịch vụ ngân hàng
Các mục tiêu ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) được NHNN đặt mối quan tâm khi đưa ra thảo luận nhằm kết nối với hoạt động ngân hàng nhiều hơn.
Theo TS. Phạm Minh Tú - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng (NHNN), động lực để các ngân hàng tích cực thực thi ESG đến từ nhiều yếu tố, từ việc các quy định về ESG có xu hướng ngày càng gia tăng. Sự gia tăng trong nhận thức và mối quan tâm về các yếu tố ESG từ các bên liên quan đòi hỏi ngân hàng nắm bắt và quản lý các yếu tố “vô hình” trong hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, tích hợp ESG vào mô hình kinh doanh giúp đón đầu xu thế quốc tế, làm tăng lợi thế cạnh tranh; quản trị ESG giúp gia tăng hình ảnh và phòng tránh các rủi ro danh tiếng; rủi ro ESG có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị tài sản, tình hình tài chính, hoặc uy tín của ngân hàng. Do đó, việc thực thi ESG sẽ giúp quản trị được rủi ro.
Để các ngân hàng tích cực thực thi ESG trong thời gian tới, bà Michele Wee - Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam cho rằng, Chính phủ, các bộ, ngành ở Việt Nam cần tiếp tục đồng hành, phối hợp hài hòa trong xây dựng và hoàn thiện các khung pháp lý cụ thể về tín dụng xanh, cũng như các dự án đầu tư kinh doanh có tác động đến môi trường. Các ngân hàng thương mại có thể sử dụng các tiêu chuẩn này để áp dụng chung nhằm đánh giá khi cấp tín dụng xanh.
Nâng cao cảnh giác với tội phạm rửa tiền
Một trong những nội dung được các chuyên gia nhấn mạnh hơn trong tuần qua là các vấn đề về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Cần thực nghiêm túc các quy định pháp luật để đảm bảo bịt các kẽ hở Các chuyên gia cho rằng, việc thực thi pháp luật liên quan đến hoạt động phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt càng phải hiệu quả và chặt chẽ. Điều này đòi hỏi không chỉ khung khổ pháp luật cần phải được hoàn thiện mà hoạt động tuân thủ pháp luật của các cá nhân, tổ chức và các cơ quan thi hành cần phải được thực hiện một cách hiệu quả hơn. |
Tại Hội thảo quốc gia về “Rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố đối với các sản phẩm tài chính toàn diện”, các chuyên gia tài chính cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, các giao dịch xuyên biên giới ngày càng phát triển, hoạt động phòng chống rửa tiền ngày càng trở lên quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
PGS.TS Phạm Thị Hoàng Anh - Học viên Ngân hàng cho biết, các ngân hàng thương mại đẩy mạnh chuyển đổi số để đem đến những dịch vụ tốt hơn cho khách hàng, nhưng chính họ cũng bày tỏ lo ngại do bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội cả trong nước và quốc tế có nhiều biến động, đang đặt ra nhiều thách thức về rủi ro tuân thủ tài chính.
Đồng thời, nhiều loại hình tội phạm tài chính mới xuất hiện dẫn đến nguy cơ các tổ chức tín dụng bị lợi dụng. Vì vậy, tính cấp thiết của công tác phòng chống rửa tiền, tội phạm tài chính luôn cần được đặt lên hàng đầu.
Tỷ giá tăng vào giữa tuần
Tỷ giá có xu hướng tăng vào giữa tuần nhưng sau đó lại quay đầu giảm vào cuối tuần. Công bố tỷ giá trung tâm của NHNN hôm thứ hai đầu tuần ở 23.883 đồng/USD, sau đó tăng liên tiếp 2 ngày liền và đạt đỉnh hôm thứ tư với mức 23.938 đồng/USD. Tuy nhiên, tỷ giá trung tâm được điều chỉnh giảm trong 2 ngày cuối tuần và dừng ở mức 23.915 đồng/USD vào hôm thứ sáu.
Xu hướng tương tự cũng diễn ra với tỷ giá niêm yết tại ngân hàng thương mại. Vietcombank công bố tỷ giá bán ra hôm thứ hai đầu tuần ở mức 24.480 đồng/USD. Sau khi tăng lên mức 24.515 đồng/USD thì tỷ giá tại Vietcombank dần điều chỉnh giảm trong các phiên cuối tuần vàv quay về mức chỉ còn 24.420 đồng/USD vào hôm thứ Sáu.
Diễn biến tỷ giá trong giai đoạn tới có thể cho thấy sẽ chưa có những đột biến rõ rệt do đồng USD trên thị trường quốc tế hiện vẫn khá yếu. Chỉ số DXY đo lượng sức mạnh của đồng USD hiện đã về mức chỉ còn hơn 101 điểm.
Giá vàng trong nước liên tục thiết lập các kỷ lục mới. Ảnh: T.L |
Giá vàng trong nước bùng nổ
Giá vàng tuần qua ghi nhận một giai đoạn bùng nổ với những kỷ lục mới. Tại thị trường thế giới, giá vàng có một tuần diễn biến theo xu hướng tăng, khi mở đầu tuần ở mức 2.023,5 USD/ounce và leo lên mốc 2.045,5 USD/ounce vào hôm thứ sáu cuối tuần.
Bầu không khí với thị trường vàng thực sự sôi động ở thị trường trong nước. Đầu tuần, vàng miếng SJC 9999 ghi nhận mức giá 73,3 triệu đồng/lượng mua vào và 74,32 triệu đồng/lượng bán ra và duy trì nhịp tăng trong các phiên sau đó.
Cuối tuần là thời điểm ghi nhận “sức nóng” với giá vàng khi vàng SJC 9999 bứt phá thiết lập kỷ lục mới ghi tăng lên mức 74,6 triệu đồng/lượng mua vào và 75,62 triệu đồng/lượng bán ra vào hôm 21/12 và tiếp tục thiết lập kỷ lục mới bật tăng lên mặt bằng mới với 76,2 triệu đồng/lượng mua vào và 77,22 triệu đồng/lượng bán ra vào sáng ngày 22/12.
Hiện tại, dòng tiền “đổ bộ” vào vàng một phần do xu hướng chung của giá vàng thế giới tăng, một phần do các kênh đầu tư khác trong nước hiện đều bị tắc nghẽn. Lãi suất tiền gửi ngân hàng hiện đã giảm về mức rất thấp, trong khi bất động sản vẫn chưa cho thấy tín hiệu khởi sắc, còn thị trường chứng khoán vẫn chịu áp lực bán ròng mạnh của các nhà đầu tư nước ngoài./.