【lich bóng đa hôm nay】Việt Nam đang có tiềm năng rất lớn để phát triển thị trường trái phiếu

>> Thị trường trái phiếu chính phủ: Tăng trưởng mạnh sau 4 năm

>> Trái phiếu Kho bạc Nhà nước sẽ là chỉ số trái phiếu đầu tiên

>> Thêm một chỉ báo mới cho thị trường trái phiếu chính phủ

>> Sẽ có thêm nhiều công cụ,ệtNamđangcótiềmnăngrấtlớnđểpháttriểnthịtrườngtráiphiếlich bóng đa hôm nay sản phẩm mới cho thị trường trái phiếu Việt Nam

* Thưa ông, dưới góc nhìn là Cố vấn trưởng của GIZ, ông đánh giá như thế nào về hiện trạng và tiềm năng phát triển của TTTP Việt Nam?

- TTTP tại Việt Nam, bao gồm cả trái phiếu chính phủ (TPCP) và trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đều có nhiều tiềm năng để phát triển. Nếu so sánh với các quốc gia khác, chỉ trong một thời gian ngắn, TTTP đã trở thành một trong những thị trường tài chính quan trọng tại Việt Nam. Nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh, TTTP, đặc biệt là TPCP đã hỗ trợ cho đầu tư công, đầu tư tư nhân, cũng như hỗ trợ ngân sách nhà nước và chính sách tài khóa, qua đó góp phần giúp tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Mặt khác, khi TTTP phát triển sẽ là một trong những điều kiện tiên quyết để giúp thị trường mở (OMO) của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và chính sách tiền tệ hoạt động hiệu quả.

Theo Chương trình hỗ trợ cải cách kinh tế vĩ mô, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ các đối tác Việt Nam, bao gồm cả UBCKNN và HNX trong việc phát triển TTTP.

GIZ

Ông Michael Krakowski

Trong tương lai gần, nhu cầu đầu tư công và hỗ trợ tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp quốc doanh cũng như cấp vốn cho khu vực tư nhân, chắc chắn sẽ tiếp tục tăng. Do đó, tôi nhìn thấy nhu cầu cũng như tiềm năng rất lớn trong việc phát triển TTTP tại Việt Nam.

Tuy nhiên, một TTTP tăng trưởng nhanh, kể cả đối với TPCP lẫn trái phiếu doanh nghiệp cần có sự phát triển bền vững, cả về mặt thanh khoản, độ an toàn cũng như quản trị rủi ro. Hơn nữa, các điều kiện vĩ mô, đặc biệt trong thời kỳ thị trường thế giới và trong nước đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay đã ảnh hưởng rất nhiều đến các điều kiện phát triển cơ bản của TTTP.

TTTP sơ cấp ở Việt Nam, mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng đã phát triển nhanh trong những năm gần đây. Trong khi đó, thị trường thứ cấp vẫn còn chưa thực sự phát triển xứng với tiềm năng khi tính thanh khoản chưa cao.

Trong thời gian qua, tôi đánh giá cao sự nỗ lực của các cơ quan hữu quan trong đó có Sở GDCK Hà Nội (HNX) khi đã và đang đề xuất, thực thi nhiều giải pháp nhằm mục tiêu tăng tính thanh khoản của TTTP. Các cơ quan này đã nỗ lực cải thiện khung pháp lý, ví dụ như: ban hành Nghị định phát hành trái phiếu và quy chế giao dịch trái phiếu; thiết lập sàn giao dịch điện tử tại HNX; tái cấu trúc các sản phẩm nợ thông qua việc phát hành trái phiếu theo lô lớn; tăng cường mối liên thông giữa HNX và nghiệp vụ thị trường mở của NHNN (bước đầu tiên là niêm yết và giao dịch tín phiếu kho bạc tại HNX),…

Tuy vậy, tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng, ổn định vĩ mô là điều kiện tiên quyết để có được một TTTP phát triển lành mạnh và thanh khoản tốt. Ngược lại, sự bền vững của TTTP có tác động lớn đến chính sách tiền tệ và sự an toàn, ổn định của hệ thống ngân hàng nói riêng và toàn bộ thị trường tài chính nói chung. Chính vì vậy, chúng tôi đánh giá cao việc từ tháng 3/2013, HNX đã công bố Đường cong lợi suất (Yield Curve) làm cơ sở chuẩn (Benchmark) cho thị trường tài chính.

* Được biết, GIZ đã có sự hỗ trợ lớn đối với TTTP Việt Nam. Ông có thể cho biết cụ thể hơn về sự hỗ trợ này, trong đó có hệ thống giao dịch TPCP trên HNX?

- Có thể nói rằng, trong suốt thời gian qua, GIZ đã luôn đồng hành, hỗ trợ đối với nhiều cơ quan, đơn vị hữu quan tới thị trường chứng khoán và TTTP của Việt Nam.

Từ năm 2006 đến nay, đặc biệt trong giai đoạn 2009 - 2014, theo thỏa thuận giữa hai Chính phủ, GIZ đã tập trung hỗ trợ phát triển TTTP Việt Nam, trước mắt là thị trường TPCP và TPCP bảo lãnh.

Trong giai đoạn đầu, GIZ tham gia tư vấn cho Bộ Tài chính, UBCKNN và HNX trong việc xây dựng TPCP chuyên biệt. Cụ thể, từ năm 2009 đến nay, chúng tôi tập trung hỗ trợ TTTP trên nhiều lĩnh vực.

Đầu tiên có thể kể đến là việc GIZ đã cùng Bộ Tài chính, UBCKNN và đặc biệt là HNX trong việc tái cơ cấu sản phẩm trái phiếu thông qua chương trình hoán đổi trái phiếu, nhằm giúp nâng cao thanh khoản của thị trường TPCP sơ cấp và thứ cấp.

Tiếp đó, chúng tôi cũng đã hỗ trợ cho NHNN, UBCKNN và đặc biệt cho Trung tâm Lưu ký trong việc xây dựng đề án chuyển đổi thanh toán trái phiếu từ ngân hàng chỉ định thanh toán (BIDV) sang NHNN. Chúng tôi hy vọng đề án này sẽ sớm được thực hiện theo yêu cầu và kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo lợi thế thanh toán, an toàn và bảo mật thông tin. Đồng thời, đảm bảo công bằng cho tất cả các thành viên của TTTP, kể cả bản thân NHNN.

trai phieu chinh phu

Thị trường trái phiếu chính phủ đã không ngừng phát triển trong 4 năm qua. Ảnh: S.T

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng hỗ trợ UBCKNN, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) và HNX nghiên cứu, xây dựng đề án về Đối tác thanh toán bù trừ trung tâm (CCP) để có bước đi phù hợp và an toàn cho TTTP phát triển ở mức cao hơn, đặc biệt là khi các sản phẩm trái phiếu phái sinh được đưa vào giao dịch.

Song song với đó, GIZ đã hỗ trợ cho việc phát triển các sản phẩm mới của TTTP mà trước mắt tập trung vào việc đào tạo cán bộ, tư vấn xây dựng đề án sản phẩm mới như hợp đồng tương lai trái phiếu (Bonds Future), chỉ số trái phiếu (Bonds Index), trái phiếu giao dịch trước đấu thầu (When – Issued) và giao dịch hoán đổi ngoại tệ (Curency Swaps).

* Ông có thể chia sẻ một vài dự định trong kế hoạch hoạt động của GIZ tại Việt Nam trong thời gian tới?

- Theo Chương trình hỗ trợ cải cách kinh tế vĩ mô, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ các đối tác Việt Nam, bao gồm cả UBCKNN và HNX trong việc phát triển TTTP.

Theo đó, chúng tôi đã thỏa thuận với các đối tác về việc tập trung tiếp tục hỗ trợ chương trình hoán đổi trái phiếu đối với các TPCP bảo lãnh. Trong đó, GIZ sẽ hỗ trợ cho HNX và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) tái cơ cấu và hoán đổi trái phiếu của VDB. Đồng thời tham gia trong việc phát triển các sản phẩm mới, bao gồm cả chương trình đào tạo bởi các chuyên gia quốc tế.

Và cuối cùng là chuyển đổi hệ thống thanh toán trái phiếu từ BIDV sang NHNN, bao gồm cả việc thiết lập mô hình đối tác thanh toán bù trừ trung tâm (CCP), nếu như mô hình này được chấp thuận bởi các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

* Xin cảm ơn ông!

Duy Thái (thực hiện)

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Tài xế bán tải chạy lấn làn đường xe máy, 'làm xiếc' trên cầu
下一篇:Làm rõ thông tin giảm 90% diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải