【bayern vs frankfurt】Trung Quốc buộc thế giới “nghĩ lại” về đối sách với mình
Để miêu tả về mối quan hệ giữa các quốc gia với Trung Quốc,ốcbuộcthếgiớinghĩlạivềđốisáchvớimìbayern vs frankfurt người ta không thể chỉ gói gọn trong một từ. Thay vào đó, mối quan hệ này là sự kết hợp giữa hợp tác và cạnh tranh, thúc đẩy và kiềm chế, hòa hợp và đối đầu.
(Từ trái qua phải) Thủ tướng Anh Boris Johnson, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: CNN |
Trên thực tế, những cặp từ ngữ đối lập song hành trên đã phản ánh tình thế "tiến thoái lưỡng nan" của các nước trong quan hệ với Trung Quốc mà quyền lực của nước này giờ đây không chỉ đơn giản là "trỗi dậy" nữa.
Hàng loạt động thái gần đây của Trung Quốc đã cho thấy nước này muốn chứng tỏ rằng Bắc Kinh đủ khả năng xử lý các vấn đề trong nước và thế giới, thậm chí cả ở những vấn đề gây tranh cãi mà nước này có nguy cơ đối mặt với các lệnh trừng phạt.
Minh chứng cụ thể là qua các sự kiện, từ việc Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia về Hong Kong cho tới đụng độ biên giới với Ấn Độ, và chính sách ngoại giao ngày càng quyết đoán trong đại dịch Covid-19.
Giữa bối cảnh chính quyền Tổng thống Trump ưu tiên chính sách "Nước Mỹ trước tiên" và các cấu trúc đa phương đang suy yếu, các quốc gia ngày càng hiểu rõ rằng họ cần suy nghĩ lại về mối quan hệ với Bắc Kinh.
“Nghĩ lại” về quan hệ với Trung Quốc
Các quan chức thuộc nhiều quốc gia khác nhau đều nhận định rằng cách duy nhất để đối phó với Trung Quốc là xích lại gần nhau, dù có hay không có Mỹ. Họ bắt đầu thực hiện kế hoạch này theo những cách thức mới, đặc biệt là những quốc gia tầm trung như Australia, Canada, Ấn Độ và Anh, các nước đã có một thời gian dài cố gắng cân bằng sự phụ thuộc về kinh tế vào Trung Quốc do những lo ngại về hành động của nước này.
Ở một mức độ nào đó, Mỹ dường như cũng đang nỗ lực "sửa chữa" các mối quan hệ với đối tác và đồng minh. Theo một quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Trump và 2 nhà ngoại giao phương Tây cấp cao ở Trung Quốc, các nhà ngoại giao Mỹ đang cố gắng tập hợp đồng minh ở châu Á và những nơi khác. Một phần của chiến lược này là việc kêu gọi các nước giảm sự phụ thuộc về kinh tế vào Trung Quốc qua việc không tham gia vào chuỗi cung ứng của nước này cũng như tăng cường đầu tư trong nước ở các ngành sản xuất và công nghệ cao.
Cùng với Mỹ, Australia, Canada và Anh gần đây đã đưa ra tuyên bố chỉ trích Trung Quốc về vấn đề Hong Kong. Một nhà ngoại giao phương Tây đã gọi cách tiếp cận Trung Quốc thống nhất hơn của Mỹ và đồng minh là "một sự bình thường mới".
Sau cuộc đụng độ biên giới đẫm máu với Trung Quốc, các quan chức Ấn Độ cũng nói rằng họ có kế hoạch mời Australia tham gia các cuộc tập trận hải quân hàng năm cùng với Nhật Bản và Mỹ. Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ là các thành viên trong “Bộ tứ kim cương” (nhóm QUAD) ra đời năm 2007, nhằm thiết lập một cơ chế kinh tế xuyên Thái Bình Dương, trở thành hạt nhân của Diễn đàn kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
Thái độ của các quốc gia với Trung Quốc đã thay đổi. Một số quốc gia ban đầu chỉ dừng lại ở việc chỉ trích Trung Quốc một cách vừa phải thì nay đã lên tiếng và hành động mạnh mẽ hơn. Một xu hướng rõ ràng là các nước đang hợp tác với nhau để phản ứng với Trung Quốc khi tìm kiếm sức mạnh từ số đông.
Đầu tháng 6, một nhóm các nghị sĩ từ 16 quốc gia và Liên minh châu Âu (EU) đã thành lập Liên minh Nghị viện về Trung Quốc (IPAC) nhằm lên kế hoạch thực hiện các hành động đối phó với Bắc Kinh.
Yuka Kobayashi, trợ lý giáo sư chuyên nghiên cứu về Trung Quốc và chính trị quốc tế tại Đại học London nhận định, các nghị sĩ từ nhiều quốc gia trên thế giới đang nỗ lực tạo nên một mặt trận chung chống Trung Quốc.
"Tôi chưa từng chứng kiến bất kỳ điều gì như thế. Điều này thật đáng chú ý", chuyên gia này nhận định.
Bà Yuka Kobayashi cũng chỉ ra rằng việc một số quốc gia loại tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc khỏi hạ tầng internet tốc độ cao là một minh chứng khác cho thấy sự thống nhất giữa các nước trong lập trường về Trung Quốc.
"Nếu xu hướng này tiếp diễn, điều đó sẽ tạo nên những thách thức nghiêm trọng với Trung Quốc".
Hôm 14/7, việc Anh cấm thiết bị 5G của Huawei được cho là một chiến thắng quan trọng của chính quyền Tổng thống Trump khi Mỹ liên tục gây sức ép với các đồng minh quan trọng để thực hiện bước đi này. Australia và Nhật Bản cũng cấm hoặc có kế hoạch tạm dừng sử dụng các sản phẩm của Huawei trong hệ thống mạng không dây tốc độ cao.
Ấn Độ mới đây đã cấm nền tảng chia sẻ video trên mạng xã hội TikTok và nhiều ứng dụng khác của Trung Quốc với lý do lo ngại về vấn đề an ninh. Mỹ cũng đang tính sẽ cấm TikTok vì cùng lý do này.
Loại Trung Quốc khỏi cuộc chơi hay chơi có chọn lọc?
Tuy nhiên, kêu gọi hợp tác là một chuyện, nhưng hợp tác như thế nào lại là chuyện khác, bởi sự khác biệt về lập trường và lợi ích giữa các quốc gia. Trong một cuộc họp gần đây với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, người phụ trách chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell đã đề nghị tiến hành một cuộc đối thoại chỉ tập trung vào Trung Quốc. Dù vậy, một quan chức thân cận với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cảnh báo rằng EU không nên trở thành trung gian hòa giải giữa Mỹ và Trung Quốc, một phần là bởi EU có chính sách và kế hoạch của riêng mình.
Hơn nữa, từ châu Phi tới Đông Nam Á, chính sách ngoại giao kinh tế của Trung Quốc, thường ở những khu vực mà chính quyền Tổng thống Trump và các nhà đầu tư Mỹ không chú ý tới, đã khiến cho sự ràng buộc giữa các nước này với Bắc Kinh quá chặt chẽ đến nỗi không thể "nói bỏ là bỏ".
Một quan chức Mỹ cho hay, một số quốc gia đang lo ngại họ sẽ bị mắc kẹt trong căng thẳng Mỹ - Trung khi 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới liên tục "ăn miếng trả miếng" trong nhiều vấn đề. Một nhà ngoại giao phương Tây khác thì cho rằng các quốc gia đã cảm thấy mệt mỏi khi các diễn đàn đa phương giờ đây luôn phủ bóng bởi cuộc đối đầu Mỹ - Trung.
Các quan chức ở những quốc gia nhỏ hơn nhận định, thay vì nỗ lực thay đổi toàn bộ chính sách với Trung Quốc, họ lựa chọn theo đuổi những khía cạnh cụ thể có thể hợp tác với Bắc Kinh, chẳng hạn như đối phó với biến đổi khí hậu.
Một quan chức cấp cao châu Âu cũng tán thành với lập trường này khi nói rằng các nhà lãnh đạo các nước vẫn muốn Trung Quốc là đối tác trong một số vấn đề.
Mặc dù các dự án của Trung Quốc ở nhiều nước gây ra tranh cãi nhưng quốc gia này vẫn là đối tác thương mại lớn nhất châu Phi với kim ngạch thương mại 2 chiều đạt hơn 180 tỷ USD, gấp 4 lần so với Mỹ.
Giám đốc Cục Tình báo Liên bang (FBI) Christopher Wray, mặc dù tuyên bố Trung Quốc là "mối đe dọa dài hạn lớn nhất với hệ thống thông tin và tài sản trí tuệ cũng như sức mạnh của nền kinh tế Mỹ", cũng khẳng định rằng, mối quan hệ với Bắc Kinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
"Đối phó hiệu quả với mối đe dọa này không có nghĩa là chúng ta không làm ăn với Trung Quốc, không có nghĩa là chúng ta sẽ không tiếp nhận du khách Trung Quốc, không có nghĩa là chúng ta sẽ không chào đón du học sinh Trung Quốc hay không cùng tồn tại với Trung Quốc trên trường quốc tế", ông Wray đánh giá.
"Thay vào đó, điều này nghĩa là, nếu Trung Quốc vi phạm luật pháp và các quy chuẩn quốc tế, chúng ta không nhân nhượng và sẽ không phản ứng yếu ớt".
Trong khi đó, tuy vẫn tồn tại những bất đồng với Trung Quốc trong một số vấn đề nhưng Thủ tướng Đức Angela Merkel đã khẳng định rằng, "không có lý do gì để không duy trì đối thoại với Trung Quốc".
Loại Trung Quốc ra khỏi cuộc chơi không phải lựa chọn thực tế nhưng rõ ràng, nhiều quốc gia trên thế giới đang thể hiện quyết tâm định hình lại quan hệ với Bắc Kinh bằng cách bắt tay hợp tác với nhau./.
-
Siêu máy tính dự đoán Brighton vs Arsenal, 00h30 ngày 5/1Vì điều này, Tổng thống Trump cương quyết rút Mỹ khỏi Thỏa thuận Hạt nhân Iran?Nhiều lần bị tố chửi khách, bún ngan Nhàn vẫn được khen 'xứng đáng xếp hàng'Thêm thông tin về cuộc gặp thượng đỉnh giữa Nga và Triều TiênThủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tếThử thách lòng tinNinh Bình góp mặt trong danh sách 'kỳ quan tráng lệ mà không đông đúc'Trình diễn 200 flycam và nhiều hoạt động hấp dẫn tại lễ hội chùa Thầy năm 2024Thời tiết Hà Nội 11/8: Nắng gián đoạn, mưa giông bất chợt vào trưa chiềuKhu du lịch nhận 'gạch đá' vì lắp đồng hồ tính giờ trong phòng vệ sinh nữ
- ·Tỷ giá hôm nay (3/1): Đồng USD thế giới tăng vọt, “chợ đen” đứng yên
- ·Các HLV “Toả sóng đam mê Aquabike” say đắm cảnh sắc tỉnh Bình Định
- ·Giải mã bí mật cuối cùng của máy bay mất tích MH370
- ·Truyền thông Hàn tiết lộ lý do nên 'du hí' Nha Trang, Phú Quốc ngay hè này
- ·Thời tiết hôm nay 03/1: Miền Trung mưa rào, miền Bắc trời rét
- ·Thụy Sĩ tích cực vận động làm chủ nhà cuộc gặp Mỹ
- ·Trung Quốc cũng “hồi hộp” trước Thượng đỉnh Mỹ
- ·Bị 'ném đá' tơi tả, vì sao quán ở TP.HCM cố bán món trà sữa hành lá, ớt cay?
- ·Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển bóng đá quốc gia
- ·Nhận định mục đích chuyến thăm Trung Quốc của nhà lãnh đạo Triều Tiên
- ·Bùng nổ đêm khai mạc Amazing Binh Dinh Fest 2024
- ·Thượng nghị sỹ John McCain có vị trí đặc biệt trong quan hệ Việt
- ·Loạt nhà dân ở TP.HCM bị sụp lún vì robot đào cống thoát nước
- ·Màn tranh tài đua thuyền buồm, ván chèo đứng kịch tính trên vịnh Nha Trang
- ·Trăng mật đặc biệt của cặp đôi đi săn 'ánh mặt trời đầu tiên' ở Cực Đông Tổ quốc
- ·Ném tiền xu vào động cơ khiến máy bay tê liệt 4h, hành khách bị cảnh sát bắt
- ·Tiếp tục đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm
- ·Núi Bà Đen đón gần 200.000 lượt du khách dâng đăng dịp Rằm tháng Giêng
- ·Đặc sản ốc tí hon vị ngon lạ, khách 'hoa mắt' vẫn kiên nhẫn ngồi lể từng con
- ·‘Vườn mận chữa lành’ hút khách du lịch check
- ·Sách Tết cháy hàng sau trong tuần đầu mở bán
- ·Long Khốt, dòng sông linh khí miền biên thùy
- ·Lãnh đạo Mỹ, Triều Tiên ký Thỏa thuận Singapore
- ·Khối thạch nhũ trong hang động đẹp nhất xứ Nghệ hút du khách tham quan
- ·Hiện trường vụ sạt lở tại đèo Bảo Lộc vùi lấp 3 CSGT và người dân
- ·Bán món thịt vét 'từng cho không khách', chủ quán bún bò ở TP.HCM bội thu
- ·Không thể quy trách nhiệm Bộ Công Thương phá vỡ quy hoạch điện mặt trời!
- ·Sở Du lịch TPHCM trả lời về tình trạng các phố ẩm thực đêm
- ·Phố mực Hàng Bồ nổi tiếng đông đúc, khách chuộng mực từ vùng nào nhất?
- ·Đặc sản ốc tí hon vị ngon lạ, khách 'hoa mắt' vẫn kiên nhẫn ngồi lể từng con
- ·Kết thúc phiên đấu giá, biển số 51K
- ·Mỹ và Triều Tiên: Cuộc gặp đầy ẩn số
- ·Sông Cái: Nhà cũ
- ·Bí quyết của nhà hàng nấu bát phở 'đúng chuẩn Hà Nội' giữa lòng Paris
- ·"Đinh Rú
- ·Du khách nước ngoài rơi túi ở Phong Nha, công an huy động cả thị trấn cùng tìm