当前位置:首页 > Cúp C2 > 【tỷ lệ cược kèo nhà cái】Giá điện tăng, lo ngại lạm phát 2018

【tỷ lệ cược kèo nhà cái】Giá điện tăng, lo ngại lạm phát 2018

2025-02-04 00:45:15 [Nhà cái uy tín] 来源:Empire777

điện

Là mặt hàng đầu vào quan trọng của nền kinh tế,áđiệntănglongạilạmphátỷ lệ cược kèo nhà cái điện tăng giá gây lo ngại sức ép lên mặt bằng giá những tháng đầu năm 2018, khi thời điểm Tết Dương lịch 2018 và Tết Nguyên đán Mậu Tuất đang đến gần.

Kiểm toán độc lập trước khi tăng giá

Với mức tăng 6,08% so với giá bán điện bình quân hiện hành (1.622,01 đồng/kWh), giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh với mức mới là 1.720,65 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).

Theo Bộ Công thương, việc điều chỉnh giá bán điện lần này được thực hiện trên cơ sở kết quả kiểm tra giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2016 đã được kiểm toán độc lập và kiểm tra bởi Tổ công tác liên bộ, trong đó có xem xét đến các yếu tố tăng giảm chi phí đầu vào và các khoản chi phí chưa tính vào giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2016, cộng với chi phí ước thực hiện năm 2017 theo quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán điện lẻ bình quân. Đồng thời, việc điều chỉnh giá còn căn cứ theo mức giá cho từng nhóm khách hàng được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.

Năm 2020 sẽ bù hết khoản chênh lệch tỷ giá vào giá điện

Trả lời thắc mắc về các khoản lỗ, lãi của EVN trong thời gian qua, theo đại diện Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, trong 3 năm liên tiếp (2014 - 2016), EVN đều lỗ. Đối với khoản chênh lệch tỷ giá lên đến gần 10.000 tỷ đồng, do phải huy động vốn từ nước ngoài cho các dự án, các chi phí vay vẫn biến động theo tỷ giá tăng, đội lên khoản chênh lệch lớn qua nhiều năm. Về nguyên tắc, chênh lệch tỷ giá sẽ được đưa vào giá thành, nhưng theo chỉ đạo của Chính phủ và sau khi cân nhắc, khoản này phải điều chỉnh dần cho từng năm, để giảm bớt áp lực tăng giá điện. Theo Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Nguyễn Anh Tuấn, đến năm 2020 sẽ bù hết số tiền chênh lệch tỷ giá này vào giá điện.

Cùng với công bố tăng giá điện, Bộ Công thương đã công khai chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2016. Theo đó, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2016 là hơn 266.104 tỷ đồng (thu nhập từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và vật tư thu hồi, thu nhập từ hoạt động cho thuê cột điện đã được tính giảm trừ trong chi phí sản xuất kinh doanh điện). Giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2016 là 1.665,29 đồng/KWh.

Tổng cộng hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2016 và các hoạt động liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2016 Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lãi 2.658,20 tỷ đồng (chưa tính tới thu nhập từ sản xuất khác như xây lắp điện, sửa chữa thí nghiệm điện, các dịch vụ cho thuê tài sản, vận tải, bốc dỡ, các khoản phạt vi phạm hợp đồng của các tổng công ty điện lực...). Tuy nhiên, tính riêng hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2016 của EVN thì kết quả lại là lỗ 593,46 tỷ đồng. EVN có lãi nhờ bù trừ các hoạt động liên quan đến điện.

Theo báo cáo của cơ quan kiểm toán độc lập (Công ty TNHH Deloitte Việt Nam), còn một số các khoản chi phí do chênh lệch tỷ giá chưa tính vào giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2016 lên đến gần 10.000 tỷ đồng từ một số tổng công ty của EVN

Tại cuộc trao đổi với báo chí chiều 1/12 do Bộ Công thương tổ chức, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho biết, việc điều chỉnh tăng giá điện dựa trên báo cáo đánh giá về giá thành điện năm 2016, được thực hiện bởi một tổ công tác do Bộ Công thương thành lập với các đại diện từ Ủy Ban Kinh tế của Quốc hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam… Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, số hộ nghèo bị ảnh hưởng bởi tăng giá điện không lớn. Chính phủ có quyết định hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ chính sách sử dụng ở mức 50kW/h. Mỗi hộ nghèo sẽ được hỗ trợ 51.000 đồng/tháng. Trong bối cảnh ngân sách khó khăn, tổng số tiền hỗ trợ là khoảng 2.500 tỷ đồng/năm là nỗ lực rất lớn của Chính phủ.

Giá điện tăng sẽ làm tăng CPI khoảng 0,08%

Theo tính toán của Bộ Công thương, với mức tăng giá điện 6,08% từ 1/12/2017, sẽ tác động làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2017 khoảng 0,08%; tác động lên CPI năm 2018 khoảng 0,1%. Như vậy, việc tăng giá điện không ảnh hưởng tới chỉ tiêu giữ lạm phát ở mức dưới 4% Quốc hội đã đề ra trong năm 2017.

Trao đổi với phóng viên TBTCVN, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, Bộ Công thương nên đưa ra công luận trước khi quyết định tăng giá để “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”, vì điện là lĩnh vực nhạy cảm, đầu vào của nền kinh tế. Theo ông Ngô Trí Long, việc điều chỉnh giá điện không phụ thuộc vào thời gian nhanh hay chậm (lần điều chỉnh gần đây nhất cách đây hơn 2 năm) mà ở yếu tố chi phí đầu vào trong một giai đoạn nhất định. Nếu là yếu tố khách quan thì điều chỉnh tăng, còn do yếu tố chủ quan của bản thân doanh nghiệp (DN) mà tăng giá là không phù hợp.

Về tác động của việc tăng giá điện đến chỉ số giá tiêu dùng, theo ông Ngô Trí Long, ở thời điểm năm 2017 sẽ không có những tác động đáng kể. Nhưng ông cũng tỏ ra lo ngại vì thời điểm Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán đang đến gần, các mặt hàng sẽ “té nước theo mưa” tăng theo giá điện, làm tăng CPI năm 2018. Ở chiều ngược lại, theo vị chuyên gia này, việc tăng giá giúp EVN có nguồn lực thu hút tái đầu tư. Tuy nhiên, EVN cũng cần giảm tổn thất điện năng, tiết giảm chi phí, “chứ không dồn gánh nặng giá về phía người tiêu dùng”.

Là một DN sản xuất công nghiệp, trước quyết định tăng giá điện, ông Lê Văn An, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cơ điện xây dựng - CTCP (Agrimeco) không khỏi lo lắng. Trao đổi với phóng viên TBTCVN, ông An cho rằng, các DN vì sự sống còn của mình sẽ phải tìm mọi biện pháp để tiết kiệm điện. Tuy nhiên, hiện nay DN cũng gặp rất nhiều khó khăn, nếu chi phí điện tiếp tục tăng cao thì DN cũng khó bề xoay sở. Theo ông này, Chính phủ cần tiếp tục hỗ trợ DN để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của DN.

Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng bất ngờ vì giá điện tăng

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng, ông cũng khá bất ngờ trước quyết định tăng giá điện. Mặc dù, hiệp hội đã tham gia vào quá trình kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện, song không được tham gia lộ trình quyết định giá bán. Ông đề nghị: “Hiệp hội nếu được tham gia vào quá trình quyết định giá bán thì còn minh bạch hơn, vì chúng tôi là đại diện khách hàng. Vì đây là quá trình mua - bán, giá cả cần người mua và người bán thỏa thuận, người mua được mặc cả chứ không chỉ riêng người bán đưa ra giá và người mua chấp nhận”.

Minh Anh

(责任编辑:Thể thao)

推荐文章
热点阅读