当前位置:首页 > Cúp C1 > 【keo nha cai.】Tạo nền tảng vững chắc cho kho bạc số từ ứng dụng công nghệ thông tin

【keo nha cai.】Tạo nền tảng vững chắc cho kho bạc số từ ứng dụng công nghệ thông tin

2025-01-25 14:32:16 [La liga] 来源:Empire777
Tạo nền tảng vững chắc cho kho bạc số từ ứng dụng công nghệ thông tin
Công chức KBNN Đắk Lắk đang thực hiện kiểm soát các hồ sơ, chứng từ thanh toán vốn ngân sách trên Dịch vụ công trực tuyến của Kho bạc. Ảnh: CTV

Xây dựng lộ trình và các bước đi phù hợp

Chia sẻ về kết quả thực hiện Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước (KBNN) đến năm 2030, trong hơn 1 năm qua, ông Trần Quân - Tổng Giám đốc KBNN cho biết, đơn vị đã tập trung hoàn thiện, ban hành các quy trình nghiệp vụ (kiểm soát chi; thủ tục thu, nộp ngân sách…) giúp hoàn thiện hành lý, tạo thuận lợi cho công chức kho bạc trong tác nghiệp và các đơn vị sử dụng ngân sách (ĐVSDNS) trong giao dịch.

Đồng thời, KBNN đã xây dựng và triển khai quy trình liên thông chứng từ chi thường xuyên giữa các chương trình ứng dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), Tabmis (hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) và hệ thống thanh toán điện tử; tập trung đẩy mạnh triển khai đề án thanh toán tự động các khoản chi điện, nước, dịch vụ viễn thông theo văn bản ủy quyền của ĐVSDNS; kết nối với hệ thống kế toán hành chính sự nghiệp để nhận hồ sơ, chứng từ chi thường xuyên từ ĐVSDNS.

Hoàn thiện các cơ chế, chính sách cho kho bạc số

Bám sát chỉ đạo của các cấp có thểm quyền và cập nhật các cơ chế, chính sách mới liên quan, trong thời gian qua, KBNN đã tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách để tạo nền móng vững chắc cho Kho bạc số.

Cụ thể: Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 54/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế quản lý tài chính và biên chế của KBNN; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước; Thông tư thay thế Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN; trình Bộ Tài chính trình Chính phủ báo cáo Quốc hội về lộ trình rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán NSNN hàng năm…

Đặc biệt, theo Tổng Giám đốc KBNN, với mục tiêu đến năm 2025 đưa KBNN vận hành dựa trên dữ liệu số, đến năm 2023 hoàn thành xây dựng kho bạc số, thời gian qua, KBNN đã xây dựng lộ trình và có các bước đi phù hợp để chuyển đổi từ Tabmis và các hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) hiện tại sang hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kế toán nhà nước số (VDBAS).

Hệ thống VDBAS được xây dựng và triển khai nhằm giúp cung cấp dịch vụ cho tất cả các ĐVSDNS, đơn vị dự toán, cơ quan tài chính, KBNN các cấp, tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ ngân sách… Hệ thống này cũng giúp cho việc liên thông các quy trình quản lý NSNN từ khâu lập ngân sách, phân bổ dự toán, thực hiện ngân sách (thu, chi), báo cáo quyết toán NSNN, báo cáo tài chính nhà nước và các hoạt động nghiệp vụ khác của KBNN theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.

Ngoài ra, Tổng Giám đốc KBNN cũng nhấn mạnh đến việc ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong công tác thanh tra, kiểm tra (TTKT) của KBNN. Theo đó, để phù hợp với tình hình mới, phù hợp với những nghiệp vụ kho bạc đã được hiện đại hóa, KBNN đã đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực TTKT; tăng cường thực hiện các hoạt động TTKT dựa trên ứng dụng CNTT, chuyển dần từ phương thức TTKT truyền thống sang thực hiện theo phương thức điện tử, rút ngắn tối đa thời gian TTKT trực tiếp tại đơn vị.

Công nghệ thông tin tiếp tục là khâu đột phá

Tạo nền tảng vững chắc cho kho bạc số từ ứng dụng công nghệ thông tin

Với việc ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong các hoạt động đã giúp công tác cải cách hành chính của KBNN đạt nhiều kết quả vượt trội. Theo đó, KBNN đã nhận được sự đánh giá rất cao từ phía khách hàng và các ĐVSDNS. Đặc biệt, KBNN được Bộ Tài chính đánh giá xếp thứ 2 trong số các đơn vị thuộc khối tổng cục thực hiện tốt công tác cải cách cách hành chính.

Theo Tổng Giám đốc Trần Quân, kết quả này có được là từ kinh nghiệm của đơn vị trong triển khai thành công các đề án, chính sách lớn trong suốt thời gian qua như Tabmis, hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Đặc biệt, ngoài nền tảng công nghệ hiện đại và huy động, KBNN đã tận dụng được sự hợp tác, giúp đỡ của của các tổ chức, chuyên gia tư vấn quốc tế.

Tuy nhiên, cũng theo Tổng Giám đốc KBNN, trong tiến trình tiến tới kho bạc số, KBNN cũng đang gặp phải một số khó khăn nhất định khi phạm vi hoạt động nghiệp vụ của hệ thống KBNN rộng, liên quan đến các bộ, ngành, địa phương. Trong khi đó, mức độ ứng dụng CNTT tại các bộ, ngành, địa phương còn chưa đồng bộ. Đơn cử như hệ thống phần mềm của ĐVSDNS, đơn vị dự toán chưa tương thích với hệ thống của kho bạc, do đó, chưa đáp ứng được yêu cầu của cải cách.

Để khắc phục tình trạng này, cũng như trên cơ sở các mục tiêu của Chiến lược phát triển KBNNN đến năm 2023 đặt ra và Chương trình hành động của Bộ Tài chính để thực hiện chiến lược, KBNN đã phân công cụ thể các nhiệm vụ cho các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện, từng quý có đánh giá tiến độ hoàn thành, nguyên nhân chậm, muộn để kịp thời xử lý.

Đồng thời, KBNN xây dựng “Kiến trúc tổng thể CNTT hướng tới kho bạc số”. Đây là bản quy hoạch kiến trúc tổng thể có ý nghĩa quan trọng trong việc hiện đại hóa KBNN nhằm tăng cường hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Triển khai đồng bộ các nội dung cải cách, hiện đại hóa về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ; tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực; hiện đại hóa CNTT trong Bộ Tài chính và hệ thống KBNN cũng như tại các bộ, ngành, đơn vị liên quan.

Đặc biệt, theo Tổng Giám đốc KBNN, năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025, do đó, toàn hệ thống KBNN sẽ tiếp tục nghiên cứu, tham mư trình cấp có thẩm quyền hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến các chức năng, nhiệm vụ của KBNN theo đúng lộ trình thực hiện chiến lược phát triển. Xây dựng, hoàn thiện theo thẩm quyền các quy trình, nghiệp vụ của hệ thống, lấy CNTT là khâu đột phá, cải cách cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ là nền tảng.

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý và điều hành, trọng tâm là xây dựng và vận hành VDBAS để liên thông dữ liệu tất cả các cơ quan nhà nước có liên quan và có thể mở rộng, tăng cường cung cấp dịch vụ trên nền tảng số của KBNN.

Cụ thể, giai đoạn từ 2025 - 2028, KBNN tập trung xây dựng và triển khai 5 hệ thống thành phần của VDBAS gồm: quản lý dự toán; quản lý chi NSNN; sổ cái kế toán; quản lý khách hàng và báo cáo quản trị. Với việc triển khai 5 hệ thống nêu trên, hệ thống Tabmis sẽ chính thức hoàn thành sứ mệnh và được thay thế.

Tạo nền tảng chia sẻ thông tin thu, chi NSNN gắn với thời gian thực; hoàn thành Cổng trao đổi thông tin, dữ liệu số với các bộ, ngành từ trung ương đến địa phương; hoàn thành Cổng trao đổi thông tin, dữ liệu với ĐVSDNS; hoàn thiện các kênh kết nối trao đổi dữ liệu trực tiếp, qua email, web, mobile…

Giai đoạn sau năm 2028 đến khi hoàn thành Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030, trong giai đoạn này, trên cơ sở các hệ thống thuộc VDBAS đã được triển khai ở giai đoạn trước, KBNN tiếp tục xây dựng và triển khai 2 hệ thống thành phấn của VDBAS là hệ thống báo cáo quyết toán NSNN và hệ thống báo cáo tài chính nhà nước. Từ đó, hoàn thành triển khai Đề án VDBAS.

Tiếp tục hoàn thiện dịch vụ công trực tuyến

Với mục tiêu trở thành kho bạc số vào năm 2030, KBNN đã đưa ra lộ trình để thực hiện. Theo đó, trong giai đoạn 2024 - 2026, trên cơ sở tiếp tục hoàn thiện hệ thống CNTT, lấy Tabmis làm trung tâm để thực hiện mục tiêu, KBNN tiếp tục hoàn thiện hệ thống Dịch vụ công trực tuyến, hoàn thiện kho bạc điện tử; nâng cấp và mở rộng kho dữ liệu thống kê, phân tích nghiệp vụ nhằm bổ sung hoàn thiện thông tin báo cáo, cung cấp dữ liệu kịp thời cho cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính; xây dựng và triển khai chương trình thông tin chỉ đạo, điều hành của KBNN, cung cấp kịp thời thông tin cho lãnh đạo Bộ Tài chính, KBNN các cấp trong công tác chỉ đạo, điều hành.

(责任编辑:World Cup)

推荐文章
热点阅读