【kq 24h】Chứng khoán 15/9: Tiền vào khủng, hai sàn giảm điểm
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 22:26:34 评论数:
FLC: Tiền khủng khiếp - cổ vô biên!
Cả thị trường đổ dồn sự chú ý phiên này vào giao dịch của FLC,ứngkhoánTiềnvàokhủnghaisàngiảmđiểkq 24h mã thanh khoản cao nhất thị trường. Hôm nay đúng vào ngày 154,36 triệu cổ phiếu phát hành thêm về tài khoản. Hôm nay cũng là ngày mà thị trường phản ánh toàn bộ thông tin liên quan đến quỹ VNM cũng thêm FLC vào danh mục và bắt đầu hoạt động tái cân bằng.
Khối lượng cực lớn cổ phiếu về tài khoản sẽ phản ứng như thế nào? Đó là câu hỏi thường trực mấy hôm nay đối với cổ đông FLC và nhà đầu tư. Về giá, mức mua 10.000 đồng và thị giá đến cuối tuần trước là 12.400 đồng và hôm nay mức cao nhất là 12.500 đồng. Lợi nhuận 20-25% liệu có đủ hấp dẫn khiến cổ đông mua phát hành thêm chốt lời?
Một điểm rất cần chú ý là FLC có 54 triệu cổ phiếu phát hành không hết cho cổ đông hiện hữu và bán ra cho 19 cá nhân. Thời gian nộp tiền là từ 29/8 đến 29/9 và cổ đã được giao dịch luôn từ hôm nay 15/9. Lượng mua thêm này không chịu sự điều chỉnh giá như cổ đông thông thường (trên cơ sở quyền mua đang có). Một sự chấp nhận rủi ro cao, chẳng hạn vay tiền để mua 54 triệu cổ phiếu đó và chưa đầy một tháng có thể kiếm trên 20% lợi nhuận, có thể là chiến lược chấp nhận được?
Hôm nay FLC chứng kiến hoạt động bán ra lớn chưa từng có trong lịch sử giao dịch. Tổng lượng khớp bán thành công là 50,52 triệu cổ phiếu, tương đương 615,54 tỷ đồng. Một lượng cổ phiếu cực lớn được giải phóng để chốt lời ngắn hạn.
Tương đương với lượng cổ phiếu đó là lượng tiền khổng lồ vào giao dịch. Quy mô khớp của FLC hôm nay thậm chí còn bằng nguyên cả sàn trong nhưng thời điểm giao dịch èo uột. FLC luôn gây bất ngờ về khả năng thu hút tiền trên thị trường và hôm nay rất có thể là đỉnh điểm.
Một phần trong lượng tiền vào mua tại FLC là của nhà đầu tư nước ngoài. Khối này mua 4,53 triệu cổ phiếu, chiếm khoảng 9% thanh khoản. Điều này nghĩa là phần rất lớn tiền đã xuất phát từ nhà đầu tư trong nước.
Lượng tiền cực lớn nói trên đã tác động lên giá FLC khá tích cực. Đóng cửa FLC giảm 0,81% nhưng trong phiên có lúc giảm 4,03%. Tuy nhiên còn quá sớm để suy luận rằng FLC sẽ vẫn duy trì được mức thanh khoản cũng như dòng tiền tương tự phiên này. Hai quỹ ETF bắt đầu mua FLC và hôm nay cho thấy họ sẽ mua rải rác trong cả tuần. Điều này sẽ hạn chế tác động đẩy giá khi mua vào. Mặt khác, lượng cổ phiếu tự do quá nhiều ở FLC sẽ giúp giao dịch mua rất dễ dàng.
Nhà đầu tư dường như đã găm hàng lại để bán ra giá tốt hôm nay. |
Chính vì tính chất thanh khoản quá lớn của FLC nên hoạt động đầu cơ theo giao dịch ETF rất khó dự đoán. FLC lúc này không còn là FLC hồi tháng 3 nữa vì lượng cổ phiếu đã tăng hơn gấp đôi (do trả thêm cổ tức) và cổ đông đa dạng hơn nhiều. Lượng tiền sẽ là bao nhiêu cho đủ với khối lượng hàng trăm triệu cổ phiếu tự do là rui ro cao nhất cho các hoạt động đầu cơ giá lên.
Hai sàn điều chỉnh, duy nhất hàng nóng tăng
VN-Index đóng cửa phiên hôm nay sụp xuống 630,34 điểm, giảm 0,34%. HNX-Index cũng giảm 0,09%, còn 89,41 điểm. Như vậy HNX-Index đã không vượt được đỉnh cao cũ ở 89,7 điểm ngày 8/9 và VN-Index kết thúc 3 phiên tăng và rốt cục vẫn chưa lấy lại được một nửa số điểm giảm của ngày 9/9.
Các cổ phiếu vốn hóa siêu lớn đã không ảnh hưởng nhiều lên VN-Index phiên này. GAS đứng tham chiếu, MSN tăng 0,6%. VIC giảm 1,8%, VNM giảm 0,92%. HSX suy giảm do số lớn blue-chips mất giá như BVH, DPM, DRC, GMD, HAG, HSG, KDC, SSI, STB, VCB. Số ít cổ phiếu tăng thực sự mạnh là PPC, PVD, PVT ở mức kịch trần. CSM và REE cũng tăng khá tốt.
Sàn HNX cũng có nhiều cổ phiếu lớn sụt giảm khiến HNX-Index mất điểm về cuối phiên. Ảnh hưởng đặc biệt là PVS khi bất ngờ đóng cửa dưới tham chiếu 0,22%. Trong khi PVS đã từng tăng tới 8,35%. PVS cũng là cổ phiếu giao dịch cực lớn hôm nay với gần 307,1 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng ở PVS nhưng chỉ chiếm tỷ lên rất nhỏ trong giao dịch. Nhà đầu tư trong nước đã đẩy mạnh chốt lời PVS.
Các mã khác giảm có ảnh hưởng là SHB, SHS, SCR, KLS, VCG, VND, PVX. Nhóm dầu khí cũng phân hóa rất nhiều. Ngoài PVS, còn có PVE, PVB, PLC giảm, trong khi PGS, PVC, PVG tăng.
Trên cả hai sàn, tất cả các chỉ số đều giảm giá lúc đóng cửa hôm nay, duy nhất hai chỉ số của hai rổ cổ phiếu nhỏ là tăng: VNSmallcap của HSX tăng 0,47% và Mid/Smallcap của HNX tăng 0,74%.
Điều này rất phù hợp với thực tế giao dịch trong phiên là các cổ phiếu đầu cơ vẫn tiếp tục tăng rất tốt. 47 mã vẫn kịch trần với nhiều mã thanh khoản cao như DQC, PXI, APC, FMC, SHI, DHC, GSP, ACL, CMX, ASP, PTK, VDS, PVV…
Thanh khoản tăng vọt, chốt lời mạnh
Tổng giá trị khớp lệnh hai sàn hôm nay lên tới 4.921 tỷ đồng, tương đương 313,9 triệu cổ phiếu. Sau phiên giao dịch T+3 cuối tuần trước, dường như nhà đầu tư tự tin hơn khi thấy khối lượng bắt đáy ngày 9/9 đã không bán ra nhiều. Giá đầu phiên hôm nay được đẩy rất cao ở nhiều cổ phiếu và đến lúc này khối lượng chốt lời ngắn hạn mới xuất hiện.
Giá bị ép xuống rất nhanh ở nhiều cổ phiếu, đặc biệt các mã lớn đã phản ánh lên Index tương đối chính xác. Rất có thể người cầm cổ đã chờ đợi một mức lợi nhuận tốt hơn để bán ra. Mặt khác hôm nay là phiên mà các giao dịch mua của hai quỹ ETF được thực hiện. Thị trường sẽ có thêm lực cầu mới.
Khối ngoại đã bỏ ra 262,4 tỷ đồng để mua vào hôm nay, bán ra 219,6 tỷ đồng chưa tính các giao dịch thỏa thuận. Riêng HNX đã bị bán ròng 30,9 tỷ đồng.
Thanh khoản tăng mạnh hôm nay nhưng áp lực chốt lời cũng tăng theo khiến thị trường trở nên rủi ro. Các cổ phiếu blue-chips, kể cả những mã rất khỏe như nhóm dầu khí cũng không thoát khỏi áp lực này. Chỉ có các cổ phiếu nhỏ vẫn duy trì được đà tăng. Thị trường sẽ chịu ảnh hưởng mạnh từ các blue-chips trong các phiên tới.
5 cổ phiếu đạt giá trị giao dịch cao nhất
Khánh Nhi