Ảnh minh họa. (Nguồn: internet) Cụ thể,ácngânhànglạiđồngloạtgiảmlãisuấthuyđộkqbd j league 1 tại Vietcombank lãi suất huy động hiện giảm từ 0,2 - 0,5%/năm ở các kỳ hạn. Mức lãi suất cao nhất sau điều chỉnh chỉ còn 6,3%/năm, kỳ hạn 1 tháng giảm còn 4,5%/năm thay vì mức cũ là 4,8%/năm trước đó; kỳ hạn 2 và 3 tháng còn lần lượt là 4,5%/năm và 5%/năm. Lãi suất cao nhất được áp dụng cho kỳ hạn từ 24- 60 tháng giảm từ 6,8%/năm xuống còn 6,3%/năm. Đây là lần thứ ba kể từ đầu năm Vietcombank đi đầu chủ động giảm lãi suất huy động. Trong lần điều chỉnh này, Techcombank cũng áp dụng lãi suất với kỳ hạn từ 1 tháng đến 5 tháng là 5,24 – 5,48%/năm, giảm so với mức 5,3 – 5,58%/năm trước đó. Lãi suất các kỳ hạn từ 6 tháng đến 10 tháng giảm từ 5,78 - 6,29%/năm xuống còn 5,63 – 6,1%/năm. Đáng chú ý, từ đầu tháng 10 đến nay, ngân hàng này đã 3 lần giảm lãi suất huy động. Một số ngân hàng khác cũng đã điều chỉnh lãi suất ở một số kỳ hạn ngắn như BIDV giảm 0,2%/năm lãi suất huy động ở các kỳ hạn 3-6 tháng, MB giảm 0,1-0,2%/năm các kỳ hạn dưới 12 tháng... Nhận định về xu thế hạ lãi suất huy động hiện nay, TS Nguyễn Đức Thành – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng, trong bối cảnh ngân hàng dư thừa vốn lớn, không cho vay được nên cũng không có nhu cầu huy động vốn quá nhiều. Do đó, giảm lãi suất cũng là cách để ngân hàng tối đa hóa chênh lệch giữa mức lãi suất đầu vào, đầu ra. Thêm nữa, động thái hạ lãi suất của các ngân hàng gần đây cũng chính là sức ép cung - cầu thị trường, phải có được đầu ra rẻ hơn để khơi thông dòng vốn. Diễn biến này cũng sẽ tạo nên sự cạnh tranh giữa các ngân hàng. Ngân hàng nào có lãi suất tốt sẽ giữ chân được khách gửi tiền. |