【người chơi al feiha】‘Hiến kế’ giúp thị trường bất động sản phục hồi sau dịch Covid
作者:La liga 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 06:08:43 评论数:
Thị trường BĐS chịu ảnh hưởng nặng nề
Để tìm giải pháp phục hồi cho thị trường BĐS,ếnkếgiúpthịtrườngbấtđộngsảnphụchồisaudịngười chơi al feiha ngày 12/6, Báo Xây dựng đã phối hợp cùng Hiệp hội BĐS Việt Nam tổ chức hội thảo “Giải pháp phục hồi thị trường BĐS hậu Covid-19”.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Tuấn Nguyễn |
Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho rằng: Dịch Covid-19 ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội của hầu hết các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, thị trường BĐS cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Về mức độ tiêu thụ sản phẩm, phân khúc nhà ở thương mại tiêu thụ chỉ đạt 14%, lượng giao dịch thành công giảm mạnh. Các doanh nghiệp kinh doanh BĐS nghỉ dưỡng không có nguồn thu.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, đại dịch Covid-19 làm suy yếu nền kinh tế của tất cả các nước trên thế giới, thị trường BĐS ở Mỹ, Anh, Nhật Bản, Indonesia, Singapore, Nga, Đức…, đóng băng chưa có dấu hiệu phục hồi. Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh, nền kinh tế đang dần trở ổn định lấy lại “phong độ” tăng trưởng theo kế hoạch.
BĐS công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ tại một số tỉnh, thành phố như Hải Phòng, Bắc Giang, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh… đón nhận các nhà đầu tư rời bỏ thị trường Trung Quốc. Nhà ở dành cho công nhân lao động, các đối tượng chính sách, chung cư cũ được cải tạo lại vẫn đang phát triển sôi động... Tuy nhiên, các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp BĐS cho rằng, vẫn còn vướng mắc nhiều chính sách về đất đai, nguồn vốn và sự hoàn thiện của quy hoạch đô thị…
Ông Nguyễn Mạnh Hà - Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết, sau giai đoạn tăng trưởng liên tục (từ năm 2014 đến năm 2019), thị trường BĐS có xu hướng chững lại ở một số phân khúc; nguồn lực tài chính cho đầu tư các dự án BĐS chưa đa dạng và bền vững; hoạt động đầu tư xây dựng chịu sự điều chỉnh của khoảng 12 luật khác nhau và hàng trăm nghị định, nghị quyết của Chính phủ, thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành.
Ngoài ra, còn có gần 20.000 tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật. Nhiều quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng, kinh doanh, vận hành BĐS còn chồng chéo, mâu thuẫn, bất cập. Còn thiếu các quy định của pháp luật trong việc điều chỉnh sản phẩm BĐS mới xuất hiện trên thị trường như BĐS du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, nhà phố du lịch... khiến thu nhập của những người làm nghề này khó khăn; tồn kho BĐS vẫn nhiều đặc biệt là BĐS cao cấp. Các dự án chưa thể khai thác như condotel, du lịch nghỉ dưỡng đã hoàn thiện nhưng chưa có khách nên không dám mở cửa...
Gỡ nút thắt pháp lý giúp thị trường BĐS phục hồi
Nêu giải pháp phục hồi thị trường BĐS, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho rằng, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ kịp thời người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn như giảm 15% tiền thuê đất do Nhà nước cho thuê đất; giảm lãi suất cho doanh nghiệp, đất đai, thuế…
Các chuyên gia tham gia tọa đàm hiến kế giúp phục hồi thị trường BĐS. Ảnh: Tuấn Nguyễn |
Bên cạnh đó, thời gian qua, Bộ Xây dựng đã tham mưu đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS như: Thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, theo đó, Chính phủ có 41/NQ-CP về phiên họp thường kỳ tháng 3/2020, cấp thêm vốn cho phát triển nhà ở xã hội… Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp các địa phương rà soát danh mục nhà ở xã hội trên cả nước, nhà ở công nhân các khu công nghiệp để ngân hàng cho vay trong năm 2020.
Đồng thời, nghiên cứu sửa đổi Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Hiện Bộ đang tiến hành làm rõ nội dung quy định, cải cách thủ tục để người dân và doanh nghiệp dễ thực hiện từ xác định quỹ đất, lựa chọn chủ đầu tư…
Cùng với đó, nhóm giải pháp khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá thấp cũng được Bộ Xây dựng đề xuất. Đó là các chung cư có diện tích căn hộ nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 20 triệu/m2. Trong đó, Chính phủ giao Bộ Xây dựng trình Chính phủ để ban hành nghị định từ chính sách xác định quỹ đất, chủ đầu tư, nguồn vốn hỗ trợ. Bộ đang xây dựng dự thảo nghị định, sớm trình Chính phủ trong quý III/2020. Đồng thời, cải cách thủ tục hành chính để dự án thực hiện nhanh, dễ dàng hơn; miễn cấp phép với dự án được thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế cơ sở…
“Về lâu dài, việc chồng chéo các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư và kinh doanh BĐS sẽ được rà soát, sửa đổi thủ tục rõ ràng, thuận tiện hơn. Bộ được Chính phủ giao sửa đổi Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS để đảm bảo tính đồng bộ và cải cách thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng sẽ sửa đổi đồng bộ nghị định và thông tư hướng dẫn liên quan, hợp nhất thành 1 nghị định và thông tư hướng dẫn, giúp người dân và doanh nghiệp thực hiện thuận lợi” - Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhấn mạnh.
Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia nhận định, thị trường BĐS rơi vào trạng thái "hôn mê" mà khả năng phục hồi nhanh hay chậm tùy thuộc vào sự phục hồi của nền kinh tế và hành động chính sách của Chính phủ. Một số phân khúc cơ bản như BĐS công nghiệp, nhà ở giá rẻ, đất nền, chung cư cao cấp, shop house có thể phục hồi sớm ngay sau khi kinh tế phục hồi. Các phân khúc khác như văn phòng, BĐS nghỉ dưỡng có thể phục hồi chậm hơn.
Các gói kích thích kinh tế hiện tại của Chính phủ đã có tác động tích cực đến thị trường BĐS nói chung, kể cả các chủ trương về phát triển cơ sở hạ tầng, khu kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp cũng như việc cải cách thủ tục hành chính, sửa đổi luật pháp...
“Tuy nhiên, vẫn cần có giải pháp riêng cho thị trường BĐS; trong đó cần tháo gỡ trở ngại lớn nhất là pháp lý và thủ tục hành chính như đấu thầu đất công, đất thuê, giải phóng mặt bằng, quy hoạch, thủ tục chuyển mục đích sử dụng... Để khắc phục tình trạng bất cập, cần có cơ quan chuyên trách rà soát lại toàn bộ quy định pháp lý, giúp chỉnh sửa các luật, đơn giản hoá thủ tục, có chế tài xử lý minh bạch và thực hiện liên tục trong vài năm” - ông Nghĩa nhấn mạnh./.
Văn Tuấn