Chưa có ngân hàng nào được coi là "Ngân hàng xanh"
Phát biểu khai mạc hội thảo,ựachọnchủđềưutiêntronghợptáctàichínhận định góc hôm nay TS.Nguyễn Viết Lợi, Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách tài chính đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của tăng trưởng xanh, đặc biệt là yêu cầu phát triển tài chính xanh và ngân hàng xanh ngày càng được các nhà hoạch định chính sách trong APEC quan tâm.
Ở Việt Nam, tài chính xanh và ngân hàng xanh đã được chú trọng và từng bước phát triển qua nhiều năm, thể hiện qua nhiều nhóm chính sách khác nhau. Kể từ sau năm 2007, với sự đẩy mạnh điều chỉnh và tuyên truyền về các chính sách bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, các ngân hàng đã bắt đầu quan tâm hơn tới các dự án đầu tư mang lại lợi ích cho môi trường.
Cùng với đó, các chính sách tín dụng xanh (tín dụng qua các quỹ môi trường, tín dụng đầu tư nhà nước...) đã từng bước được củng cố thông qua các kênh cho vay hỗ trợ lãi suất đối với hoạt động dự án bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo và công nghệ sạch.
Tuy nhiên, các "dòng tín dụng xanh" tại các ngân hàng phần lớn vẫn dựa trên các chương trình/dự án có tài trợ quốc tế... Trong khi chỉ có một số ngân hàng có sự điều chỉnh về hoạt động hướng đến yếu tố môi trường, đa số các ngân hàng chưa sẵn sàng cung ứng sản phẩm và dịch vụ tài chính xanh cho các nhà đầu tư...
Trước thực tế đó, TS.Nguyễn Viết Lợi đề xuất, ngoài việc nâng cao nhận thức, thúc đẩy lối sống, sinh hoạt và tiêu dùng thân thiện với môi trường...; hệ thống quy định luật pháp, cơ chế hỗ trợ phát triển các thể chế tài chính và ngân hàng xanh cũng cần được hoàn thiện. Qua đó, có công cụ chính sách để hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại đánh giá rủi ro của các dự án đầu tư có liên quan đến ô nhiễm môi trường. Đồng thời, cần đa dạng hóa nguồn lực, tăng cường hợp tác công tư; tăng cường năng lực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho nhóm các chuyên gia tư vấn kỹ thuật.
TS.Nguyễn Viết Lợi phát biểu tại hội thảo |
Cần diễn đàn về nợ công
Trước vấn đề nợ công được đặt ra nhiều thách thức đối với bất kỳ quốc gia nào, tham luận tại hội thảo, ông Võ Hữu Hiển, Phó cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính cho rằng, cần xây dựng diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm quản lý nợ.
Theo đó, diễn đàn cần có các hoạt động như: Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các nước thành viên trong vận dụng các thông lệ tốt của quốc tế về quản lý nợ căn cứ trên cẩm nang quản lý nợ do Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới xây dựng, tiến tới xây dựng cẩm nang quản lý nợ sử dụng cho các nước trong khu vực APEC. Nhất là, cần trao đổi kinh nghiệm quản lý nợ trong quá trình chuyển đổi thành nước có thu nhập trung bình, tránh bẫy thu nhập trung bình, và rủi ro tái nghèo. Đây chính là vấn đề mà Việt Nam và một số nước thành viên đang đối mặt...
Trong điều kiện kinh tế bắt đầu phục hồi, thu ngân sách nhà nước còn gặp rất nhiều khó khăn, tiềm ẩn rủi ro tái cấp vốn đối với danh mục nợ chính phủ, nhất là các khoản nợ ngắn hạn trong nước, điều này ảnh hưởng lớn đến việc chủ động bố trí đủ nguồn trả nợ của ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020.
“Việc chia sẻ thông tin và đưa nội dung này ra trao đổi với các nước thành viên là cơ hội tốt cho Việt Nam và một số nước thành viên đang trong quá trình chuyển đổi thành quốc gia có thu nhập trung bình chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quản lý bước đệm cho quá trình chuyển đổi này. Từ đó hạn chế tối đa việc rơi vào bẫy thu nhập trung bình, tăng cường hiệu quả quản lý trong chuyển dịch sản xuất từ các lĩnh vực công nghiệp đòi hỏi kỹ năng đơn giản sang các lĩnh vực đòi hỏi kỹ năng phức tạp hơn trong quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước", ông Võ Hữu Hiển nói./.
Sâm Linh