当前位置:首页 > Cúp C2

【soi kèo tv】Cần quan tâm giải quyết việc làm cho bộ đội xuất ngũ

Những năm qua,ầnquantmgiảiquyếtviệclmchobộđộixuấtngũsoi kèo tv công tác tư vấn, giới thiệu học nghề và giải quyết việc làm cho bộ đội xuất ngũ được các cấp, các ngành quan tâm. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng còn gặp một số khó khăn nhất định.

Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát về chế độ chính sách, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho bộ đội xuất ngũ tại huyện Châu Thành.

Từ năm 2016 đến nay, huyện Châu Thành có trên 120 bộ đội xuất ngũ nhưng về địa phương đăng ký đào tạo nghề rất ít. Theo ông Tống Hoàng Khôi, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành, phần lớn quân nhân xuất ngũ sau khi học nghề không liên hệ cơ quan chuyên môn để được giới thiệu việc làm. Mặt khác, một số quân nhân xuất ngũ xin đi làm ở các công ty, xí nghiệp theo thời vụ hoặc làm kinh tế vườn, hộ gia đình, kể cả đi buôn bán, làm ăn xa không thường xuyên có mặt ở địa phương nên việc thống kê quân nhân xuất ngũ được đào tạo và giới thiệu việc làm gặp nhiều trở ngại…

Bà Hồ Thu Ánh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, phân tích: “Căn cứ theo quy định hiện hành, công tác quản lý việc học nghề thực tế của bộ đội xuất ngũ còn bất cập. Theo đó, việc tư vấn học nghề chủ yếu giao khoán cho cơ sở đào tạo, trong khi thời gian tư vấn có lúc chưa kịp thời, nghề học chưa phong phú cùng với việc kiểm soát đầu ra, giải quyết việc làm cho người học chưa chặt chẽ nên số bộ đội xuất ngũ ra trường tự tạo việc làm còn chiếm khá cao”.

Năm 2016, toàn tỉnh có 883 bộ đội xuất ngũ, trong đó có 555 người đã học nghề lái xe ô tô, khoảng 90% học nghề đã có việc làm. Bà Ánh thông tin: “Năm qua, toàn tỉnh có 555 người học nghề tại 2 cơ sở ngoài quân đội với học phí trên 5,3 tỉ đồng nhưng đến nay sở chưa được bố trí kinh phí đào tạo cho bộ đội xuất ngũ. Nguyên nhân là do ngày 9-12-2015, Cục Tài chính Bộ Quốc phòng ban hành văn bản ngưng thực hiện đảm bảo kinh phí “thẻ học nghề” cho bộ đội xuất ngũ đối với các cơ sở đào tạo nghề ngoài quân đội”...

Ông Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc Sở Tài chính, cho rằng: “Công tác tư vấn, tuyên truyền hướng nghiệp, dạy nghề cho thanh niên tại ngũ cũng như sau khi xuất ngũ để đảm bảo nhiều ngành nghề theo nhu cầu của xã hội chứ không phải chỉ có nghề lái xe. Năm 2016 có sự chuyển giao kinh phí đào tạo nghề cho thanh niên xuất ngũ từ Bộ Quốc phòng sang địa phương, tuy nhiên, Sở Tài chính chưa nghe Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phản ánh về kinh phí trên.

“Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là phải xây dựng danh mục nghề phù hợp với chương trình, thời gian đào tạo thực tế. Vậy mà từ khi Thông tư 43 ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng quy định tại Điều 14 Nghị định số 61 ngày 9/7/2015 của Chính phủ có hiệu lực đến nay, sở này chưa tham mưu cho UBND tỉnh ban hành danh mục ngành nghề đào tạo…”, ông Hà nhấn mạnh.

Thiết nghĩ, các cấp, các ngành chức năng cần quan tâm hơn đối với đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp để bộ đội xuất ngũ về địa phương có kiến thức và tay nghề vững, góp phần giúp cho lực lượng này có việc làm ổn định hơn trong cuộc sống.

Theo quy định của Chính phủ, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an… thì được hỗ trợ, đào tạo nghề khi có đủ các điều kiện sau: Có nhu cầu đào tạo nghề trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; chưa được hỗ trợ, đào tạo nghề từ chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác có sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an…

 

Bài, ảnh: PHI YẾN

分享到: