Cụ thể hóa ưu đãi,ệphóngthểchếđểHàNộibứtpháthứ hạng của melbourne knights tạo động lực bứt phá về hạ tầng Với những ưu đãi vượt trội và cơ chế đột phá, Luật Thủ đô 2024 mở ra không gian phát triển mới, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư vào hạ tầng, công nghệ, con người, góp phần xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại, xứng tầm là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tếvà giao dịch quốc tế. PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho biết, Luật Thủ đô cho phép Hà Nội được quyền xác định các dự án trọng điểm và tự quyết định dùng nguồn ngân sách địa phương hay các nguồn lực khác để đầu tư dự án. Trong đó, cho phép chính quyền địa phương chủ động dùng ngân sách, thậm chí là phát hành trái phiếu địa phương để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thủ đô. “Đây là điều kiện rất thuận lợi để địa phương tự xác định dự án, tự bố trí vốn, thậm chí tự huy động các nguồn lực để thực hiện kế hoạch của mình”, ông Thịnh nói. Thực tế cho thấy, thiếu vốn đầu tư là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều dự án hạ tầng giao thông trọng điểm của Thủ đô bị chậm tiến độ, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc Luật Thủ đô 2024 cho phép Hà Nội chủ động huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương được kỳ vọng sẽ tháo gỡ nút thắt này. Cụ thể, Điều 67 và 68, Luật Thủ đô quy định, UBND TP. Hà Nội được phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, đồng thời được vay, huy động vốn trong nước và ngoài nước để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố theo quy định của pháp luật. Với cơ chế thông thoáng này, Hà Nội có thể chủ động huy động nguồn lực tài chính lớn để đầu tư cho các dự án hạ tầng trọng điểm, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Không dừng lại ở việc huy động vốn, Luật Thủ đô 2024 còn tạo điều kiện thuận lợi cho Hà Nội trong triển khai các dự án PPP (hợp tác công - tư). “Đối với Hà Nội, việc triển khai các dự án PPP có những điều kiện thuận lợi hơn. Đó là có nhiều doanh nghiệplớn, khả năng hoàn vốn tương đối rõ ràng. Nếu có cơ chế chính sách phù hợp, thì có thể huy động đầu tư PPP trong thời gian tới”, PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh khẳng định. Tuy nhiên, ông Thịnh cũng lưu ý, cần có cơ chế rõ ràng, minh bạch để thu hút đầu tư tư nhân vào các dự án PPP, tránh tình trạng Nhà nước phải “gánh” rủi ro cho doanh nghiệp. “Cần phân rõ chính quyền Thành phố làm những gì, doanh nghiệp tư nhân làm những gì, vai trò đến đâu, khuôn khổ pháp lý thế nào, vai trò kiểm tra, giám sát ra sao. Cái đó là rất quan trọng để phân vai rõ ràng thì việc huy động vốn mới phù hợp”, ông Thịnh nhấn mạnh. Điểm đến đầu tư an toàn, thân thiện Luật Thủ đô 2024 đã cụ thể hóa các ưu đãi nhằm thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực then chốt, bao gồm công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp văn hóa, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ y tếchất lượng cao và giáo dục và đào tạo (Điều 70). Để hiện thực hóa mục tiêu này, Luật quy định áp dụng các chính sách ưu đãi đặc thù về thuế, đất đai, tín dụng, hỗ trợ đầu tư, và đào tạo nguồn nhân lực đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp công nghệ cao, khu công nghệ cao (Điều 71). Luật cũng chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi sốtrong hoạt động sản xuất, kinh doanh (Điều 72), góp phần thúc đẩy sự phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô... Phát biểu tại Hội nghị Triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định: “Luật Thủ đô 2024 là cơ sở pháp lý quan trọng để Hà Nội huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Thành phố sẽ tập trung ưu tiên nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, nhất là các dự án đường vành đai, đường sắt đô thị, tạo động lực bứt phá cho sự phát triển của Thủ đô”. |