【đội hình al hilal gặp al ittihad】Đồng bộ các giải pháp tạo hiệu quả thanh tra, kiểm tra thuế

 人参与 | 时间:2025-01-11 06:30:58
Đồng bộ các giải pháp tạo hiệu quả thanh tra, kiểm tra thuế
Nguồn: Tổng cục Thuế. Đồ họa: Văn Chung

Quản lý, giám sát nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế

Đại diện Cục Thanh tra - Kiểm tra (Tổng cục Thuế) cho biết, thời gian qua, Chính phủ, Bộ Tài chính đã có những chỉ đạo quyết liệt trong việc tăng cường quản lý thuế, quản lý hóa đơn, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra (TTKT) đối với doanh nghiệp (DN) có rủi ro cao về thuế, hóa đơn, chống gian lận về thuế, về hóa đơn nhằm trục lợi bất chính.

Theo đó, Cục Thanh tra - Kiểm tra đã tham mưu Tổng cục Thuế ban hành và kiến nghị Bộ Tài chính ban hành một số công văn chỉ đạo cơ quan thuế các cấp tăng cường công tác quản lý, giám sát việc phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT), góp phần ngăn chặn và khắc phục đối với các hành vi gian lận về hóa đơn nhằm mục đích trốn thuế; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế; đồng thời góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng.

Thanh tra kiểm tra thuế năm 2023 đạt 97,8% kế hoạch

Năm 2023, toàn ngành Thuế đã thực hiện được 71.328 cuộc thanh tra, kiểm tra (TTKT), đạt 97,8% kế hoạch, bằng 99,5% so với năm 2022 thực hiện; kiểm tra được 702.441 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế, bằng 91,9% so với năm 2022 thực hiện. Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua TTKT là 66.114 tỷ đồng, bằng 95,6% so với cùng kỳ năm 2022 thực hiện. Trong đó, số thuế truy thu bình quân qua thanh tra là 1,88 tỷ đồng/cuộc; số thuế truy thu bình quân qua kiểm tra là 149 triệu đồng/cuộc.

Mặc dù đã chủ động tích cực triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác TTKT thuế, nhưng do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện kế hoạch TTKT. Cụ thể, Luật Thanh tra năm 2022 có hiệu lực từ ngày 1/7/2023, trong khi đó đến nay văn bản dưới luật (nghị định, thông tư) hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành chưa được ban hành đã ảnh hưởng lớn tới kế hoạch thanh tra của toàn ngành Thuế. Tình hình sản xuất kinh doanh của các DN gặp khó khăn nên đề nghị hoãn, dời thời gian TTKT để DN tập trung hoạt động. Cùng với đó, công tác quản lý chiếm thời gian lớn cũng đã ảnh hưởng đến tiến độ công tác TTKT.

Đối với công tác TTKT giá chuyển nhượng thường gặp khó khăn do việc phân tích so sánh, tìm kiếm thu thập thông tin về đối tượng so sánh độc lập (dữ liệu khó tìm kiếm do tính đặc thù của các DN liên kết, các thông tin so sánh để loại trừ khác biệt trọng yếu…), nên các cuộc TTKT giá chuyển nhượng thường kéo dài; truy thu số thuế lớn nên không dễ đạt được sự đồng thuận của người nộp thuế (NNT). Đại diện Cục Thanh tra - Kiểm tra cho rằng, công tác TTKT giá chuyển nhượng không chỉ là khó khăn của cơ quan thuế Việt Nam, mà là khó khăn chung của cơ quan thuế các nước bao gồm cả các nước phát triển.

NNT là đối tượng TTKT giá chuyển nhượng có hồ sơ, chứng từ và sổ sách kế toán đầy đủ. Việc NNT thực hiện chính sách giá nội bộ tập đoàn để tối thiểu hóa số thuế phải nộp, tránh thuế thu nhập doanh nghiệp, liên quan đến thuế quốc tế và bảo vệ quyền đánh thuế của quốc gia nên công tác đấu tranh, ấn định/điều chỉnh giá giao dịch liên kết trong TTKT thường gặp khó khăn.

Còn đối với công tác TTKT sau hoàn thuế, trong quá trình giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT), cơ quan thuế và các cơ quan chức năng nhận thấy, các đối tượng sử dụng rất nhiều hình thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi nhằm gian lận và chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT. Việc này gây rất nhiều khó khăn cho các cơ quan chức năng nói chung, cơ quan thuế nói riêng trong việc phát hiện và đấu tranh với những hành vi gian lận, chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT. Không những vậy, việc này gây ra sự bất công bằng trong kinh doanh và ảnh hưởng tiêu cực đối với những NNT tuân thủ, chấp hành tốt pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế GTGT nói riêng...

Ngoài ra, đối với công tác quản lý việc sử dụng HĐĐT, do việc thành lập DN rất dễ dàng, cùng một địa chỉ có thể thành lập nhiều DN. Việc kiểm soát DN thành lập mới chưa chặt chẽ dẫn đến thành lập để xuất HĐĐT sau đó bỏ trốn. Các DN mua bán hóa đơn hoặc có rủi ro cao về thuế hầu như đều không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký nên công tác xác minh không hiệu quả...

Tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin

Thông tin giải pháp tăng cường công tác TTKT năm 2024, đại diện Cục Thanh tra - kiểm tra cho biết, ngay từ những tháng cuối năm 2023, đơn vị đã tham mưu Tổng cục Thuế ban hành các văn bản chỉ đạo về lập kế hoạch TTKT thuế phù hợp với tình hình mới, trong đó dự kiến kế hoạch thanh tra để đảm bảo chủ động khi nghị định về thanh tra chuyên ngành được ban hành.

Trong đó, công tác này tập trung vào các lĩnh vực ngành nghề như: thanh tra, kiểm tra các DN có rủi ro cao; các DN thuộc ngành nghề, lĩnh vực có dư địa thu lớn; tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền để đấu tranh chống các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, tội phạm về thuế. Ngành Thuế đẩy mạnh áp dụng các giải pháp công nghệ thông tin (CNTT) phù hợp phục vụ việc khai thác thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý từ hệ thống cơ sở dữ liệu HĐĐT của ngành Thuế, để tăng cường hiệu quả công tác quản lý; khẩn trương, nghiêm túc và triển khai quyết liệt các biện pháp theo quy định để thực hiện kịp thời các văn bản chỉ đạo về công tác TTKT thuế của Tổng cục Thuế; các kiến nghị, kết luận của Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ..; tăng cường kỷ cương, kỷ luật, thái độ, tác phong ứng xử của công chức thuế trong khi triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác TTKT thuế.

Cùng với đó, ngành Thuế cũng sẽ tăng cường các lớp đào tạo kỹ năng cho cán bộ thuế về công tác TTKT giá chuyển nhượng; tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin giữa các bộ, ngành; trình Bộ Tài chính trình Chính phủ dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 132/2020/NĐ-CP về quy định quản lý thuế đối với DN có giao dịch liên kết.

Ngoài ra, ngành Thuế cũng sẽ chủ động các biện pháp nghiệp vụ trong TTKT, rà soát, xác minh, tập trung vào các trường hợp, nội dung cụ thể phù hợp với mức độ rủi ro, tránh thực hiện tràn lan. Đối với các vụ việc vi phạm pháp luật hoàn thuế có tính chất nghiêm trọng, điển hình, cơ quan thuế tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng (cơ quan điều tra, cơ quan báo trí, truyền thông) để giáo dục, tuyên truyền tới từng NNT, để NNT được biết và tránh vào các sai phạm tương tự; đẩy mạnh áp dụng các giải pháp CNTT phù hợp phục vụ việc khai thác thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý từ hệ thống cơ sở dữ liệu HĐĐT của ngành Thuế, để tăng cường hiệu quả công tác quản lý./.

ÔNG NGUYỄN VĂN THỦY - CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ TỈNH LONG AN:

Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích, đánh giá rủi ro

Đồng bộ các giải pháp tạo hiệu quả thanh tra, kiểm tra thuế

Trong công tác quản lý thu thuế, Cục Thuế tỉnh Long An luôn xác định công tác TTKT là một trong bốn chức năng chính trong công tác quản lý thu thuế, do đó đặc biệt quan tâm, tăng cường công tác TTKT để phát hiện các hành vi vi phạm về thuế, kịp thời xử lý truy thu thuế nhằm tạo sự công bằng giữa NNT và góp phần tăng thu cho NSNN.

Bằng việc thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, công tác TTKT của Cục Thuế tỉnh Long An đã đạt được những kết quả nhất định, đã phát hiện và xử lý truy thu nhiều vụ vi phạm trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế, góp phần tăng thu cho NSNN và đảm bảo sự công bằng giữa NNT.

Năm 2024, Cục Thuế tỉnh Long An tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong phân tích, đánh giá rủi ro khi TTKT tại trụ sở NNT và tại cơ quan thuế; tập trung phân tích chuyên sâu về rủi ro thuế trước khi TTKT tại trụ sở NNT...; chủ động tuyên truyền chính sách pháp luật thuế đến NNT, giúp NNT hiểu, chấp hành tốt pháp luật thuế./.

ÔNG NGUYỄN VĂN HÙNG - PHÓ CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ TỈNH BẮC GIANG:

Phân tích chuyên sâu rút ngắn thời gian thanh tra, kiểm tra

Đồng bộ các giải pháp tạo hiệu quả thanh tra, kiểm tra thuế

Năm 2024, Cục Thuế tỉnh Bắc Giang phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch TTKT được Tổng cục Thuế giao. Song song với việc tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, trao đổi nghiệp vụ TTKT thuế nhằm nâng cao kỹ năng cho công chức làm công tác TTKT thuế trong việc phát hiện phương thức, thủ đoạn, hành vi gian lận về thuế đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, Cục Thuế tỉnh Bắc Giang cũng sẽ tổ chức tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, đảm bảo 100% đơn khiếu nại tố cáo về thuế đều được giải quyết đúng quy định.

Đặc biệt, trong quá trình thực hiện TTKT, Cục Thuế tỉnh Bắc Giang sẽ ưu tiên áp dụng công nghệ thông tin trong việc trao đổi nghiệp vụ, cung cấp tài liệu, hồ sơ; thực hiện phân tích chuyên sâu và tổ chức thu thập thông tin trước khi thực hiện TTKT để rút ngắn thời gian TTKT tại các DN nhưng vẫn phải đảm bảm chất lượng các cuộc TTKT./.

顶: 3踩: 9871