【kqbd ả rập xê út】Giải pháp khắc phục thiếu lao động trong ngành điều
作者:World Cup 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 23:47:19 评论数:
Một trong những khó khăn mà ngành điều Bình Phước luôn phải đối mặt là thiếu hụt lao động trầm trọng,ảiphaacutepkhắcphụcthiếulaođộngtrongngagravenhđiềkqbd ả rập xê út đặc biệt là công đoạn bóc, tách vỏ cứng. Thời gian qua, việc bóc, tách vỏ hạt điều để lấy nhân hoàn toàn làm thủ công; mỗi người một thiết bị đạp chân bóc, tách từng hạt, dẫn đến năng suất không cao, tốn nhiều nhân công. Tuy nhiên hiện cũng có những doanh nghiệp, cơ sở đã khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động bằng cách đầu tư máy bóc, tách hạt điều tự động.
Dây chuyền tách hạt điều tự động của Công ty Phúc An |
Hai năm trước, Công ty Phúc An có gần 500 lao động, nhưng nay chỉ còn khoảng 100 lao động làm việc, thiếu gần 400 lao động so với nhu cầu. Một trong những nguyên nhân khiến tình trạng lao động ngày càng khan hiếm là sự ra đời của nhiều cơ sở bóc, tách nhỏ lẻ nên xảy ra tình trạng cạnh tranh giá cả, chính sách lương, thưởng để thu hút nhân công. “Từ tình trạng trên, chúng tôi phải nghĩ đến vấn đề áp dụng tự động hóa các công đoạn chế biến để nâng cao năng suất của nhà máy, giảm số lao động nhằm đáp ứng những đơn hàng đã ký với khách hàng” - Ông Huy nói.
Tháng 11-2011, Công ty Phúc An đã đầu tư gần 500 triệu đồng mua máy bóc, tách vỏ cứng thay cho bóc, tách vỏ hạt điều thủ công, trở thành một trong những công ty đầu tiên ở tỉnh sử dụng máy bóc, tách vỏ hạt điều. Dây chuyền sản xuất gồm sàng phân cỡ hạt, sàng phân nhân và máy tách vỏ ngoài. Hệ thống cắt tách hạt điều tự động có năng suất 200kg hạt nguyên liệu/giờ. Với dây chuyền này, Phúc An có thể làm ra hơn 4 tấn sản phẩm/ngày. Nếu làm thủ công thì phải cần đến 80 lao động, nhưng dùng bằng máy chỉ cần 10 lao động. Tỷ lệ hạt bể cũng giảm so với bóc thủ công. Sau khi trừ khấu hao máy móc và tiền điện, công ty cũng đã tiết kiệm được 40% chi phí.
Dù máy hoạt động dưới dạng bán tự động, nhưng hiện tỷ lệ hạt sạch đạt trên 90%, giảm đáng kể nhân công lao động, chi phí sản xuất so với sản xuất hoàn toàn thủ công. Bên cạnh việc áp dụng máy bóc, tách vỏ, tháng 12-2011, Công ty Phúc An cũng đầu tư hơn 1 tỷ đồng mua máy phân màu nhân điều, với công suất 2 tấn nhân/giờ. Có thể thấy, việc áp dụng tự động hóa một số khâu trong dây chuyền sản xuất đã đem lại nguồn lợi đáng kể cho công ty, không chỉ nâng cao năng suất, giảm giá thành mà còn tăng thu nhập cho người lao động. Anh Phan Thanh Tuấn, công nhân Công ty Phúc An cho biết: “Hiện các bộ phận đóng gói, bóc, tách vỏ, phân loại, đều sử dụng máy móc nên đời sống và thu nhập của công nhân khá hơn trước, lại không phải lo lắng đến sức khỏe”.
Trong bối cảnh giá nhân công cao, lao động khan hiếm như hiện nay, việc đưa vào sử dụng máy bóc, tách vỏ hạt điều không những giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến hạt điều giảm chi phí sản xuất mà còn nâng cao năng suất, lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.
A. Ngọc - P. Tăng