当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【kết quả bóng đá tây ban nha hôm qua】Lô gỗ trắc NK ở Lao Bảo không phải có giấy phép của CITES

lo go trac nk o lao bao khong phai co giay phep cua cites

Ảnh internet.

TheôgỗtrắcNKởLaoBảokhôngphảicógiấyphépcủkết quả bóng đá tây ban nha hôm quao Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo (Cục Hải quan Quảng Trị), lô gỗ trắc trên do Công ty TNHH Sơn Đại Hiệp (trụ sở tại Nghệ An) mở tờ khai NK số 2786 ngày 3-12-2013. Hàng hóa NK là gỗ trắc lai (tên khoa học: Dalbergia Oliveri), số lượng gần 50 m3 gồm: 10,265 m3 gỗ xẻ; 11,114 m3 gỗ tròn; 25,3 m3 gỗ tận dụng dạng cành, ngọn.

Trước khi mở tờ khai NK, ngày 1-12-2013, Công ty TNHH Sơn Đại Hiệp có công văn số 05/TTCT do Giám đốc Nguyễn Trung Quý kí đề nghị được lấy mẫu đi giám định trước khi mở tờ khai. Theo đại diện Công ty, số gỗ trắc trên được DN thu mua từ Lào. Tuy nhiên, để việc khai báo chính xác, Công ty đề nghị được xem trước hàng hóa và lấy mẫu giám định, tránh trường hợp khai báo sai mặt hàng và để xác minh mặt hàng NK có thuộc hàng hóa XNK có điều kiện hay không (bởi thực tế gỗ trắc có hơn 150 loại khác nhau, trong đó một số ít loài phải có giấy phép của cơ quan quản lí CITES- Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp khi NK - PV).

Căn cứ quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 17, Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10-9-2013 của Bộ Tài chính, Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo đồng ý cho DN lấy mẫu đi giám định. Hồi 16 giờ 15 phút, ngày 1-12-2013, cán bộ giám sát của Chi cục là Nguyễn Văn Tư và đại diện DN là bà Võ Thị Thu Thảo đã hoàn tất việc lấy mẫu, lập Biên bản chứng nhận ghi nhận nội dung lấy mẫu theo đúng quy định của pháp luật.

Các loại gỗ trắc thuộc nhóm II trong Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 40:

Dalbergia spp/ Malagasy rosewood/ Các loài gỗ trắc (Chỉ áp dụng với quần thể ở Madagascar); Dalbergia cochinchinensis/ rosewood/ trắc (cẩm lai); Dalbergia granadillo/ Granadillo rosewood/ Trắc granadillo; Dalbergia retusa/ Black rosewood/ Trắc đen; Dalbergia stevensonii/ Honduras rosewood/ Trắc honduras.

(Nguồn: thuvienphapluat.vn)

Ngày 3-12-2013, Công ty TNHH Sơn Đại Hiệp đăng kí tờ khai số 2786 NK. Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo, ngoài bộ chứng từ thông thường (tờ khai, Hợp đồng, Invoice, Packinglist, tờ khai trị giá, Bill of truck…) DN còn xuất trình thông báo kết quả giám định của Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và môi trường thuộc Đại học quốc gia Hà Nội (gọi tắt là Trung tâm).

Đây là một trong bốn Cơ quan khoa học CITES của Việt Nam được quy định tại Điều 14 Nghị định 82/2006/NĐ-CP của Chính phủ, có chức năng, nhiệm vụ tư vấn, giám định mẫu thực vật.

Theo Biên bản mở niêm phong do Trung tâm lập ghi nhận: Dấu niêm phong (hải quan) còn nguyên vẹn (niêm phong hải quan số AA/12-426162; AA/12-426163; AA/12-426164); tổng số mẫu trong hộp niêm phong là 2 mẫu gỗ. Kết quả giám định của Trung tâm các mẫu gỗ trong lô hàng của Công ty TNHH Sơn Đại Hiệp có tên “trắc lai”, tên Latin là Dalbergia Oliveri.

Từ kết quả giám định và kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa NK của DN không có dấu hiệu vi phạm, Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo đã tiến hành thông quan cho lô hàng theo quy định.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan về việc phân nhóm và quy định về giấy tờ NK đối với mặt hàng gỗ trắc, Tiến sĩ Đặng Tất Thế (Viên Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam) cho biết, gỗ trắc thuộc họ đậu, có trên 150 loài khác nhau. Phần lớn các loài gỗ trắc không nằm trong các phụ lục của Công ước CITES, trong đó có gỗ trắc có tên khoa học Dalbergia Oliveri (như lô gỗ Công ty TNHH Sơn Đại Hiệp nhập về).

Theo Tiến sĩ Thế, hiện nay chỉ có khoảng 4-5 loài nằm trong phụ lục II của Công ước CITES (gỗ nằm trong phụ lục II khi XNK phải có giấy phép của cơ quan quản lí CITES).

Trong Phụ lục II của Danh mục các loại động thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của Công ước CITES ban hành kèm theo Thông tư 40/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng không có gỗ trắc lai (Dalbergia Oliveri).

Mặt khác, theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại Công văn 10600/VPCP-KTN ngày 13-12-2013 của Văn phòng Chính phủ: Trường hợp tên khoa học của gỗ trắc có nguồn gốc từ Lào không trùng với tên khoa học ghi trong phụ lục Công ước CITES, các DN được phép NK như các loài gỗ thông thường. Trường hợp tên khoa học của gỗ trắc có nguồn gốc từ Lào trùng với tên khoa học ghi trong phụ lục Công ước CITES, thực hiện cấp phép theo quy định.

Như vậy, theo kết quả giám định của Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường (Đại học Quốc gia Hà Nội) lô gỗ trắc của Công ty TNHH Sơn Đại Hiệp NK tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo không nằm trong nhóm phải có giấy phép của CITES và Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo đã giải quyết thủ tục hải quan cho DN đúng quy định.

N.Quốc

分享到: