【cup úc】Lô gỗ bị bắt giữ ở Hải Phòng giá trị bao nhiêu?

 人参与 | 时间:2025-01-11 02:44:21

lo go bi bat giu o hai phong gia tri bao nhieu

Giáng hương đỏ Ấn Độ là loài gỗ quí hiếm nhất trong dòng gỗ Giáng hương. Ảnh: T.B

Gỗ dùng cho vua, chúa và tâm linh

Theo quan sát của phóng viên tại hiện trường, các thân gỗ trong lô gỗ quý hiếm trên đã được lọc bỏ hết phần thịt bên ngoài chỉ còn lại phần lõi, có chiều dài trên dưới 3 mét, đường kính trên dưới 30 cm, một số cây đường kính trên 40 cm. Các lô gỗ có màu đỏ sẫm, có hương thơm. Các thân gỗ này có trọng lượng riêng rất nặng, chỉ một đoạn mẫu vật ngắn khoảng 30cm được Hải quan Hải Phòng cắt ra phục vụ công tác điều tra mà tôi phải dùng hai tay mới có thể bê lên được.

Tiến sĩ Đặng Tất Thế (Viên Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết: Theo kết quả giám định của Viện, các lô gỗ màu đỏ do Hải quan Hải Phòng bắt giữ là Giáng hương santa Ấn Độ (tên khoa học là Pterocarpus santalinus, thuộc chi Giáng hương). Tiến sĩ Thế cho biết, do loài gỗ này có mầu đỏ và có hương thơm nên ở Việt Nam nhiều người lầm tưởng là gỗ Sưa đỏ. Nhưng thực chất gỗ Sưa thuộc chi khác (Chi Dalbergia, cùng chi với gỗ Trắc, Cẩm lai…).

Tuy nhiên, gỗ Giáng hương đỏ vẫn hết sức quy hiếm vì công dụng và những giá trị có tính chất tâm linh của nó. Ở Ấn Độ, loài gỗ này được dùng để làm các đồ tâm linh, đồ thủ công mĩ nghệ, hoặc dùng chiết xuất tinh dầu làm hương liệu, nghiền thành bột thơm phục vụ việc làm đẹp (chủ yếu cho phụ nữ).

Tại Trung Quốc, thời nhà Minh, nhà Thanh vua, chúa rất thích dùng đồ làm từ gỗ Giáng hương đỏ. Đến nay, nhiều gia đình giàu có ở quốc gia này cũng rất chuộng các sản phẩm làm từ gỗ Giáng hương để thể hiện sự quyền quý.

Theo Tiến sĩ Thế, để hạn chế khai thác gỗ Giáng hương đỏ, từ lâu Ấn Độ đã đưa mặt hàng này vào Phụ lục 2 của Công ước CITES (Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp). Theo đó, khi buôn bán, vận chuyển loại gỗ này phải có giấy phép của cơ quan quản lí CITES. Từ nhiều năm nay Ấn Độ gần như không cấp phép XK gỗ Giáng hương.

Tiến sĩ Thế cho biết thêm, chi Giáng hương có hàng trăm loài như Giáng hương Lào, Giáng hương Campuchia…. Nhưng đây là những loài gỗ khác loài (với Giáng hương đỏ Ấn Độ) và là gỗ bình thường, nên không thể so sánh (về mức độ quý giá) với Giáng hương đỏ Ấn Độ.

Ông Đỗ Quang Tùng- Giám đốc cơ quan quản lí CITES Việt Nam cho biết, tại Việt Nam gỗ Giáng hướng đỏ nằm trong Phụ lục 2 của Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của Công ước CITES ban hành kèm theo Thông tư 40/2013/TT-BNNPTNT.

Việc buôn bán, vận chuyển qua biên giới các mặt hàng thuộc Phụ lục 2 (như gỗ Giáng hương) bắt buộc phải có giấy phép của cơ quan quản lí CITES nước XK cấp và phải có giấy phép đồng ý NK của cơ quan quản lí CITES nước NK.

Việc vận chuyển gỗ Giáng hương mà không có các giấy tờ liên quan trên (như vụ việc do Hải quan Hải Phòng phát hiện, bắt giữ) đã vi phạm quy định Công ước CITES mà Việt Nam là thành viên cũng như vi phạm quy định Nghị định 82/2006/NĐ-CP về quản lí hoạt động XNK, tái XK, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, gỗ Giáng hương đỏ hiện nay chủ yếu được rao bán theo kg. Mỗi kg có giá từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng. Như vậy, có thể khẳng định lô gỗ bị bắt giữ ở Hải Phòng có giá lên đến nhiều tỉ đồng.

“Bí mật thu lưới”

Để thu được mẻ lưới lớn trên là thành quả của một kế hoạch đánh án tỉ mỉ, bí mật và có sự kết hợp của các trang thiết bị phục vụ công tác tại Hải quan Hải Phòng. Theo Hải quan Hải Phòng, từ tháng 9, đầu tháng 10-2013, trinh sát của Đội Kiểm soát Hải quan Hải Phòng đã có thông tin về đường dây vận chuyển trái phép lượng lớn gỗ quý hiếm từ Ấn Độ và một số quốc gia khác về cảng Hải Phòng.

Tuy nhiên, số hàng trên được xuất đi từ một số quốc gia khác nhau, trên những chuyến tàu khác nhau về nhiều cảng khác nhau ở Hải Phòng và vào nhiều thời điểm khác nhau. Do đó, việc đánh án không khéo sẽ dễ “rút dây động rừng”. Chính vì vậy, những lô hàng nghi vấn, khi cập cảng Hải Phòng, lực lượng Hải quan tổ chức trinh sát xác minh thông tin và sử dụng các phương tiện kĩ thuật để bí mật kiểm tra container.

Khi xác định được những container chứa hàng vi phạm đầu tiên (vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11-2013), lực lượng Hải quan chưa mở container để kiểm đếm tang vật mà tiếp tục theo dõi, giám sát chặt chẽ để không đánh động đối tượng đang có kế hoạch chuyển tiếp các lô hàng khác về. Đến tháng 12-2013, Hải quan Hải Phòng tiếp tục phát hiện, bắt giữ 2 lô gỗ quý hiếm (1 container gỗ Giáng hương Ấn Độ, 1 container gỗ Tếch Nam Phi).

Lãnh đạo Cục Hải quan Hải Phòng cho biết, nhờ yếu tố bí mật nên dù đối tượng tìm cách chia lẻ lô hàng để đưa về nhiều địa điểm, nhiều thời điểm khác nhau nhưng đơn vị đã kịp thời phát hiện và liên tiếp bắt giữ 8 container trong tháng 10, tháng 11 và tháng 12. Vấn đề sử dụng phương tiện kĩ thuật (đặc biệt máy soi container) để kiểm tra cũng góp phần quan trọng đảm bảo yếu tố bí mật, thành công của chuyên án.

Theo Điều 159 Bộ luật Hình sự :

1. Người nào vận chuyển trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm:

a) Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này;

b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá, đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm;

c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

a) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Hàng cấm có số lượng rất lớn;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Phạm tội nhiều lần;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên hoặc hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

T.Bình

顶: 5踩: 48