您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

【giờ thi đấu bóng đá hôm nay】Hộ gia đình miền núi xứ Thanh vươn lên thoát nghèo

Nhận Định Bóng Đá79人已围观

简介VHO - Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vữ ...

VHO - Phong trào nông dân thi đua sản xuất,ộgiađìnhmiềnnúixứThanhvươnlênthoátnghègiờ thi đấu bóng đá hôm nay kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đã và đang phát triển sôi nổi, rộng khắp, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên, nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi tham gia. Phong trào đã tạo động lực khuyến khích bà con thi đua lao động, sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội…

 Hộ gia đình miền núi xứ Thanh vươn lên thoát nghèo - ảnh 1
Nông dân tiêu biểu trong khởi nghiệp sáng tạo thành công, phát triển kinh tế hộ trong vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Thanh Hóa năm 2024 được vinh danh

 Vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) tỉnh Thanh Hóa có diện tích tự nhiên gần 8.000 km², chiếm hơn 71% diện tích toàn tỉnh, bao gồm 11 huyện miền núi và 7 dân tộc chủ yếu: Mường, Kinh, Thái, Mông, Thổ, Dao, Khơ Mú, với tổng dân số gần 1 triệu người. Vùng đất này sở hữu nhiều tài nguyên khoáng sản và điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nghề rừng, chăn nuôi, trồng cây công nghiệp, cây dược liệu. Nhiều hộ nông dân đã biết tận dụng tiềm năng sẵn có, sáng tạo và mạnh dạn khởi nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình và góp phần thay đổi diện mạo nông thôn.

Nhiều tấm gương tiêu biểu

Tại huyện Mường Lát, nông dân Thào A Thái ở bản Tà Cóm, xã Trung Lý là điển hình trong phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi. Với mô hình chăn nuôi kết hợp trồng trọt, hiện gia đình ông có 52 con bò, 20 con trâu; khoanh nuôi, trồng mới, chăm sóc tái sinh trên 15 ha đồi rừng; đào ao thả cá phục vụ sinh hoạt và tạo nguồn thu ổn định. Nhờ đó, gia đình ông thu nhập bình quân gần 300 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí. “Tôi sẵn sàng giúp đỡ các hộ khác, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh. Là Đảng viên, hội viên nông dân, chúng tôi luôn đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, xây dựng bản làng biên cương bình yên, no ấm”, ông Thào A Thái chia sẻ.

Với sự năng động và dám nghĩ, dám làm, anh Đỗ Anh Quân, dân tộc Mường, sinh năm 1984, ở thôn 10, xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân đã phát triển mô hình VAC chăn nuôi gà với quy mô 35.000 con/ năm, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Gia đình anh cũng tự chế biến thức ăn chăn nuôi cho gà; ngoài ra, anh trồng 0,7 ha cây ăn quả và 1,2 ha cao su. Mô hình này mang lại thu nhập bình quân khoảng 1 tỉ đồng/năm và tạo việc làm cho nhiều lao động thời vụ.

Tại huyện Cẩm Thủy, ông Triệu Phúc Hiến, sinh năm 1964, dân tộc Dao, ở thôn Ngọc Sơn, thị trấn Phong Sơn đã làm giàu từ trồng cây lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc. Diện tích đất lâm nghiệp của gia đình ông có trên 90 ha, chủ yếu trồng cây keo làm nguyên liệu sản xuất giấy. Ông cũng xây dựng chuồng trại để chăn nuôi dê, lợn, tạo công ăn việc làm ổn định cho 7-10 lao động thời vụ và 5 lao động thường xuyên. Thu nhập trung bình của gia đình ông đạt trên 500 triệu đồng/năm, trong đó thu nhập từ cây keo chiếm hơn 400 triệu đồng.

Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và tư duy, khơi dậy tính chủ động, sáng tạo của nông dân trong việc tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Theo thống kê, toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 34 nghìn hộ DTTS&MN đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, trong đó có 17 hộ đã khởi nghiệp và thành lập doanh nghiệp. Chỉ riêng giai đoạn 2018-2023, các hộ nông dân sản xuất giỏi đã tạo việc làm cho gần 2 triệu lao động nông thôn và hỗ trợ 20.082 hộ thoát nghèo, góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

 Hộ gia đình miền núi xứ Thanh vươn lên thoát nghèo - ảnh 2
Nhiều hộ dân ở miền núi Thanh Hóa vươn lên thoát nghèo nhờ được hỗ trợ mô hình chăn nuôi

Quyết tâm đưa “miền núi tiến kịp miền xuôi”

Có được kết quả trên là nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và tính năng động, sáng tạo của Hội Nông dân các cấp. Phát huy vai trò là chỗ dựa vững chắc, đồng hành cùng nông dân vượt khó làm giàu, trong những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đã triển khai 20 dự án từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương và tỉnh, với tổng số tiền 9.600 triệu đồng, hỗ trợ 148 lượt hộ tham gia. Hội Nông dân các huyện miền núi cũng đã vận động xây dựng được 5.693 triệu đồng Quỹ hỗ trợ nông dân, giúp hàng trăm lượt nông dân vay vốn đầu tư phát triển sản xuất.

Thông qua các hoạt động, chương trình, dự án và mô hình, Hội Nông dân đã tạo điều kiện và động lực khích lệ hội viên thay đổi nếp nghĩ, cách làm, mạnh dạn đầu tư và tích cực lao động sản xuất. Điều này giúp nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đồng thời, củng cố niềm tin, gắn kết khối đại đoàn kết toàn dân, hỗ trợ nhau trong cuộc sống và vươn lên làm giàu, giúp hội viên thêm gắn bó với tổ chức hội. Đây là nguồn lực quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu đưa “miền núi tiến kịp miền xuôi”.

Tuy nhiên, hiện nay vùng DTTS&MN Thanh Hóa vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tỷ lệ hộ nghèo cao gấp 3 lần tỷ lệ nghèo bình quân chung của tỉnh. Theo bà Phạm Thị Thanh Thủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch MTTQ tỉnh Thanh Hóa, để khắc phục những khó khăn này và quyết tâm đưa “miền núi tiến kịp miền xuôi”, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục triển khai các nghị quyết, chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi. Đồng thời, thực hiện các cơ chế, chính sách về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tích tụ đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Ngoài ra, tỉnh sẽ đẩy mạnh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, tạo điều kiện thuận lợi về vốn, khoa học - kỹ thuật, khuyến khích bà con tham gia phát triển kinh tế, làm giàu ngay tại quê hương.

Cùng với đó, tỉnh sẽ phát động và triển khai sâu rộng các phong trào thi đua như “Sản xuất giỏi, công tác xã hội tốt”, phong trào khởi nghiệp trong nông dân, đặc biệt là nông dân vùng đồng bào DTTS&MN, gắn liền với việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường công tác tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng và chuyển giao công nghệ trong phát triển kinh tế cho nông dân. Đồng thời, chú trọng bồi dưỡng, phát hiện và hỗ trợ những nhân tố trẻ, tích cực, có nhiệt huyết và tư duy đổi mới trong sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp, có khả năng vận động và dẫn dắt cộng đồng, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. 

Tags:

相关文章