当前位置:首页 > La liga

【đội hình chaves gặp sporting】Bứt phá chuyển đổi cây trồng

Với 90% hộ dân sống bằng nghề nông,ứtphchuyểnđổicytrồđội hình chaves gặp sporting vài năm gần đây, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, đã vận động hộ dân chuyển đổi cây trồng để góp phần nâng cao thu nhập.

Cây khóm MD2 đang mang lại vị ngọt cho người dân Phương Bình.

Ông Phạm Măng Non, Chủ tịch UBND xã Phương Bình, cho hay: Xã có diện tích sản xuất nông nghiệp là 2.400ha nhưng chủ yếu là trồng lúa và mía nên khi vận động người dân chuyển đổi, xã đã chủ trương quy hoạch lại vùng sản xuất theo từng khu vực. Hiện nay, xã từng bước hình thành 3 vùng sản xuất riêng biệt, gồm: khu vực sản xuất lúa nằm ở ấp Phương Quới, Phương Quới A; khu vực trồng rẫy dây, hoa màu tập trung ở ấp Phương Quới, Phương Thạnh; khu vực trồng cây ăn trái ở ấp Phương Quới C, Phương Quới B. Nhờ việc quy hoạch này đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia liên kết với nông dân.

Như cây khóm MD2, ở ấp Phương Thạnh, ban đầu chỉ trồng thử nghiệm khoảng 5ha cho năng suất đạt 6 tấn/công. Được công ty West Food có trụ sở ở thành phố Cần Thơ bao tiêu giá cố định 5.700 đồng/kg khóm, sau khi trừ hết các khoản chi phí, gồm: cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, màng phủ nông nghiệp, làm đất, nhân công lao động, người trồng khóm đạt lợi nhuận 20 triệu đồng/công. Anh Nguyễn Vũ Phương, nông dân ấp Phương Thạnh, cho biết: “Từ khi chuyển qua cây khóm này thấy kinh tế gia đình khá hơn. Khóm chỉ trồng 1 lần nhưng thu hoạch được khoảng 3 vụ, thu nhập thì mỗi công cao hơn cây mía gấp 4-5 lần. Trong khi cây mía mấy năm qua năm nào trồng cũng thua lỗ. Hiện nay, bà con ở đây bắt đầu chuyển đổi sang cây khóm rất nhiều”.

Từ diện tích trồng khóm ban đầu, đến nay khu vực ấp Phương Thạnh đã phát triển mới lên được 32ha, đồng thời cũng cho ra mắt tổ hợp tác nông nghiệp công nghệ cao Westfood Bửu Long có 22 hộ tham gia. Dự kiến tổ hợp tác sẽ tăng diện tích lên 100ha trong năm 2020. Ông Nguyễn Văn Sĩ, Tổ trưởng Tổ hợp tác nông nghiệp công nghệ cao Westfood Bửu Long, cho biết: “Cây khóm MD2 dễ trồng, chi phí đầu tư ban đầu tương đối nhẹ, bởi công ty đã hỗ trợ con giống theo hình thức trả dần. Bên cạnh đó, quá trình canh tác thì cán bộ kỹ thuật của công ty cũng theo sát hướng dẫn nông dân nên bà con rất an tâm sản xuất”.

Theo thống kê, sau 5 năm  phát động phong trào chuyển đổi cây trồng, xã Phương Bình đã chuyển đổi hơn 500ha mía, vườn tạp kém hiệu quả sang sản xuất lúa, trồng các loại cây ăn trái như: thanh long ruột đỏ, sầu riêng, cam sành, cam xoàn hay các loại rẫy dây ngắn ngày như dưa hấu, dưa leo, bắp. Điển hình như khu vực ấp Phương Quới và Phương Quới A, trước đây cây mía đan xen với cây lúa nên quá trình sản xuất gặp không ít khó khăn. Thấy vậy, chính quyền địa phương nơi đây đã vận động bà con chuyển đổi mía sang làm lúa, đồng thời tham mưu với huyện xây dựng hai cống kết hợp với trạm bơm gần 5 tỉ đồng, khép kín hơn 500ha đất ở khu vực này, giúp bà con chủ động tưới tiêu trong sản xuất.

Canh tác hơn 8 công ruộng nhưng chưa có năm nào gia đình chị Phan Thị Hương, ở ấp Phương Quới, lại nhàn nhã như năm nay. Bởi diện tích ruộng của gia đình nằm trong khu vực khép kín, khi xuống giống hay thu hoạch đều làm đồng loạt nên giảm được chi phí và nhân công lao động rất nhiều. Chị Hương cho biết: “Năm nay, xã đưa vào vận hành hai trạm bơm nên những người sản xuất lúa như tôi khỏe lắm. Mọi năm bơm riêng lẻ phải thức đêm để canh nước, còn năm nay bơm tập trung thì không cần nữa. Khi nào gieo sạ thì đem giống ra, chi phí bơm nước theo hình thức tập trung này mỗi công 80.000 đồng, tính ra rẻ hơn bơm riêng lẻ”.

Nhờ quy hoạch tốt vùng sản xuất, các loại cây trồng từng bước phát huy hiệu quả đã giúp Phương Bình về đích nông thôn mới (NTM) sớm hơn kế hoạch 2 năm. Tính đến nay, toàn xã có hơn 600 mô hình cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ha/năm, nâng thu nhập bình quân của người dân trong xã lên 45 triệu đồng/người/năm, tăng gần 5 triệu đồng so với thời điểm công nhận xã NTM vào năm 2018. Tỷ lệ hộ nghèo của xã đầu năm 2019 hơn 4%, qua bình xét cuối năm toàn xã còn 2,93%, giảm tương đương 2%. Đời sống người dân được cải thiện rõ rệt. Ông Nguyễn Văn Tình, Bí thư Đảng ủy xã Phương Bình, cho biết: “Phương Bình là vùng kháng chiến, vài năm trở lại đây đời sống của người dân trong xã có bước cải thiện do tìm được nhiều loại cây trồng phù hợp. Chính vì thế, Đảng ủy xã cũng đang xây dựng nghị quyết trong 2 năm tới sẽ chuyển đổi dứt điểm 200ha mía còn lại sang trồng các loại cây ăn trái cho giá trị kinh tế cao như: chanh không hạt, khóm MD2, sầu riêng… góp phần nâng cao thu nhập cho bà con trong xã.

Cũng theo ông Tình, bên cạnh việc vận động người dân chuyển đổi thì xã cũng sẽ phối hợp với ngành nông nghiệp huyện kêu gọi các công ty, doanh nghiệp đến để liên kết bao tiêu nông sản cho bà con, nhằm tránh tình trạng chuyển đổi ồ ạt rồi không tìm được đầu ra. Trước mắt trong năm 2020, xã sẽ liên kết với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh thí điểm mô hình trồng rau đắng để sản xuất trà có sự liên kết bao tiêu của doanh nghiệp.

Bài, ảnh: DUY KHÁNH

分享到: