Quyết định này quy định về cơ chế xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ vay mà Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Ngân hàng Phát triển) chịu rủi ro tín dụng,ĐềxuấtcơchếxửlýrủirotíndụngtạiNgânhàngPháttriểnViệkep nha cai gồm: khoản nợ vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; khoản nợ vay bắt buộc bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại; khoản nợ vay khác của Ngân hàng Phát triển chịu rủi ro tín dụng.
Việc xử lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Phát triển phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Ảnh: TL |
Nguyên tắc xử lý rủi ro tín dụng được nêu rõ tại quyết định này đó là, việc xử lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Phát triển phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; đảm bảo đầy đủ điều kiện, hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật. Việc xử lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Phát triển phải gắn trách nhiệm của Ngân hàng Phát triển, khách hàng vay vốn và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cho vay, thu hồi và xử lý nợ vay.
Các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật để xảy ra rủi ro tín dụng và/hoặc vi phạm trong quá trình xử lý nợ bị rủi ro tín dụng phải chịu trách nhiệm theo quy định tại quyết định này và quy định của pháp luật có liên quan.
Ngân hàng Phát triển sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý rủi ro theo quy định tại quyết định này và quy định của pháp luật có liên quan.
Về thẩm quyền xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển, Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển quyết định: phê duyệt báo cáo tổng hợp toàn hệ thống về kết quả thu hồi nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, bao gồm cả kết quả xử lý tài sản đảm bảo; quyết định hoặc phê duyệt việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
Ngoài ra, Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển quyết định hoặc phê duyệt các biện pháp thu hồi nợ đã sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống, bao gồm cả việc xử lý tài sản bảo đảm; quyết định việc sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng để chuyển theo dõi ngoại bảng đối với khoản nợ…
Dự thảo quyết định nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xuất toán khoản nợ ra khỏi ngoại bảng và bán khoản nợ được định giá thấp hơn số dư nợ gốc còn lại chưa thu hồi được của khoản nợ trên cơ sở báo cáo của Bộ Tài chính sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, theo quy định tại Điều 9 và khoản 5 Điều 11 quyết định này.
Nguyên tắc sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng: Ngân hàng Phát triển sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng trong trường hợp chuyển theo dõi ngoại bảng hoặc bán nợ theo quy định tại quyết định này./.
Quỹ dự phòng rủi ro trích lập cho các khoản nợ vay theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển và các văn bản sửa đổi bổ sung, thay thế (không bao gồm quỹ dự phòng rủi ro quy định tại khoản 4 Điều này) được sử dụng để xử lý rủi ro tín dụng đối với: các khoản nợ vay tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, các khoản nợ vay bắt buộc bảo lãnh… |