Thiếu điểm vui chơi,ơichothanhthiếunhiBaogiờmớiđủkết quả cúp fa ngoại hạng anh sinh hoạt dành cho thanh, thiếu nhi là vấn đề đã và đang tồn tại ở các địa phương. Để khắc phục tình trạng này, các huyện, thị, thành đoàn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động xã hội hóa đầu tư nâng cấp, xây dựng mới sân chơi nhưng bao nhiêu đó vẫn chưa đủ.
Điểm vui chơi phục vụ thiếu nhi tại xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp.
Chủ yếu là vận động xã hội hóa
Tại thành phố Vị Thanh, nhằm tạo sân chơi, lành mạnh, bổ ích cho thanh, thiếu nhi thời gian qua, Thành đoàn Vị Thanh đã tổ chức khánh thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình sinh hoạt, vui chơi đặt tại các trung tâm học tập cộng đồng và trường học trên địa bàn. Anh Nguyễn Cẩm Lựa, Bí thư Thành đoàn Vị Thanh, chia sẻ: “Là thành phố trung tâm, nên trẻ em trên địa bàn được tiếp cận với nhiều điểm vui chơi, giải trí hiện đại hơn so với một số địa phương khác. Tuy nhiên, vẫn còn một số xã như Hỏa Tiến, Hỏa Lựu, Tân Tiến… điều kiện sinh hoạt, vui chơi cho thanh, thiếu nhi vẫn còn hạn chế. Vì vậy, thời gian qua tại các địa phương này chúng tôi đã đẩy mạnh vận động xã hội hóa mạnh thường quân, đơn vị kết nghĩa… để thực hiện thêm các sân chơi cho các em”.
Trên địa bàn thành phố Vị Thanh có 9 điểm sinh hoạt, vui chơi dành cho thanh, thiếu niên. Đa phần các sân chơi này được đặt ở các trường, với mục đích để dễ bảo quản và giúp học sinh có thể vui chơi an toàn. Bên cạnh làm các hạng mục như đu quay, xích đu, bập bênh, ống chui hình con sâu cho trẻ em và một số đồ chơi bằng vật liệu tái chế. Hiện Thành đoàn thành phố Vị Thanh còn hỗ trợ lưới bóng chuyền, làm hồ bơi tại một số điểm vui chơi để các em rèn luyện sức khỏe.
Còn điểm vui chơi cho trẻ em tại xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, dù không được đầu tư hoành tráng như ở các thành phố lớn, nhưng từ khi đi vào hoạt động cứ chiều mỗi ngày, tại đây lại tấp nập và rộn rã tiếng cười của trẻ em. Mỗi buổi chiều, sân chơi thu hút khá đông thiếu nhi đến vui chơi. Bà Nguyễn Thị Cẩm Vân, người dân ở ấp Thạnh Lợi A1, xã Tân Long, cho biết: “Từ khi có sân chơi cho trẻ em, tôi thấy các cháu vừa được vui chơi, vừa được chạy nhảy, rất là khỏe. Thường chiều nào tôi cũng đưa các cháu sang đây để chơi, dù đồ chơi ở đây như bập bênh, ngựa gỗ… đều là sản phẩm tái chế, nhưng các cháu chơi rất vui. Tôi thấy sân chơi này rất hữu ích cho trẻ con”.
Chưa đáp ứng được nhu cầu
Bên cạnh thực hiện công trình sân chơi phục vụ thiếu nhi đang được đặt ở các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học bằng vật liệu tái chế hay mô hình bức tường hoa, khu vườn lịch sử, công viên xanh… Huyện đoàn Phụng Hiệp còn làm các sân bóng đá mini, sân bóng chuyền… tại các khuôn viên Nhà văn hóa ấp, đất trống ở các khu dân cư, đất của người dân cho mượn. Tính đến nay, 15/15 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã có điểm vui chơi, giải trí phục vụ thanh, thiếu nhi, với tổng số 18 điểm. Chị Bùi Thị Lệ Nguyên, Phó Bí thư Huyện đoàn Phụng Hiệp, tâm sự: “Tiếp tục gỡ khó cho vấn đề thiếu sân chơi những năm gần đây, các cấp bộ đoàn trên địa bàn huyện đã đưa ra nhiều giải pháp linh hoạt, trong đó chú trọng cải tạo sân chơi cũ, đầu tư xây dựng thêm các khu vui chơi mới cho trẻ em. Tuy nhiên, khó khăn trong vấn đề đầu tư sân chơi cho thanh, thiếu nhi hiện nay là thiếu quỹ đất và kinh phí”.
Trong nhiều năm qua, các huyện, thị, thành đoàn dù đã cố gắng tìm ra nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu sân chơi cho trẻ, nhưng vẫn chưa thể giải quyết được hết các nhu cầu tất yếu của trẻ hiện nay. Ông Nguyễn Quốc Khương, Bí thư Huyện đoàn Long Mỹ, cho biết: “Ở địa bàn dân cư khó tìm được đất trống để làm các điểm vui chơi, tại các xã nông thôn mới còn có đất của nhà văn hóa, các xã còn lại thì gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, kinh phí để duy trì, tu sửa cũng còn rất nhiều hạn chế”.
Từ năm 2017 đến nay, từ nguồn vận động xã hội hóa, trích từ nguồn kế hoạch nhỏ của Hội đồng đội huyện, trên địa bàn huyện Long Mỹ đã thực hiện 16 điểm sinh hoạt, vui chơi cho thanh, thiếu nhi.
Những sân chơi đã góp phần rất lớn vào công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên ở địa phương. Ngoài ra, còn tạo điều kiện cho thanh, thiếu nhi rèn luyện sức khỏe, còn những sân chơi trong trường học đã trở thành một điểm vui chơi giải trí bổ ích cho các em học sinh. Tuy nhiên, câu hỏi bao giờ đủ sân chơi và những sân chơi cũ khi nào được nâng cấp, làm mới hoàn thiện, sẽ khó có câu trả lời trong thời gian gần…
Toàn tỉnh có 98 điểm sinh hoạt, vui chơi cho thanh, thiếu nhi tại 71/75 xã, phường, thị trấn. Trong đó, huyện Phụng Hiệp có 18 điểm; huyện Long Mỹ và huyện Châu Thanh mỗi địa phương 16 điểm; thành phố Vị Thanh, thị xã Long Mỹ và huyện Châu Thành A mỗi địa phương 10 điểm; thành phố Ngã Bảy và huyện Vị Thủy mỗi địa phương có 9 điểm.
Bài, ảnh: AN NHIÊN
顶: 587踩: 8915
【kết quả cúp fa ngoại hạng anh】Sân chơi cho thanh, thiếu nhi: Bao giờ mới đủ…
人参与 | 时间:2025-01-10 00:13:58
相关文章
- Tháo dỡ căn nhà 3 mặt tiền án ngữ giữa giao lộ TP.HCM suốt 10 năm
- “Trường y dược vẫn dùng được kết quả thi tư duy của Bách khoa”
- Tương lai việc làm trong thế giới hậu COVID: Cần một mô hình mới
- Kỷ niệm Việt
- Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
- Trung Quốc tái áp đặt hạn chế ở nhiều nơi để chống dịch COVID
- Những gương mặt Táo Giáo dục cùng sự kiện nổi bật qua các mùa Táo quân
- Hoạt động thương mại, vận tải và du lịch giảm doanh thu do dịch covid
- Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB
- Việt Nam là đối tác và người bạn lớn của Singapore trong ASEAN
评论专区