Dù trên cương vị công tác nào thì những cán bộ nguyên là lãnh đạo Tỉnh đoàn Hậu Giang qua các thời kỳ vẫn luôn dõi theo hoạt động và sự trưởng thành của phong trào đoàn,ếnkếchođonphttriểđộ bóng đá hôm nay để rồi họ có các đề xuất, giải pháp góp phần giúp cho hoạt động của Đoàn thanh niên tỉnh nhà đạt kết quả cao hơn nữa trong thời gian tới. Ông Trần Văn Huyến, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh đoàn giai đoạn 2007-2012: Cần đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục trong đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) - Thời gian qua, bản thân tôi tâm đắc nhất là hoạt động xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, góp phần cùng các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh tại địa phương. Bên cạnh đó, công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của tỉnh nhà có nhiều chuyển biến tích cực, nổi bật là đoàn các cấp trong tỉnh thực hiện khá tốt 2 phong trào lớn do Trung ương đoàn phát động là “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”. Tuy nhiên theo tôi, phong trào đoàn vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Đó là việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của ĐVTN trên từng lĩnh vực chưa kịp thời; xây dựng các mô hình làm ăn hiệu quả trong ĐVTN chưa nhiều, chưa được nhân rộng và chưa bền vững; chất lượng hoạt động của một số tổ chức đoàn ở cơ sở chưa đều; nội dung sinh hoạt chi đoàn chưa thật sự phong phú, hấp dẫn. Mặt khác, trình độ chuyên môn của một bộ phận cán bộ đoàn ở cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ tại địa phương; công tác tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên, thanh thiếu nhi từng lúc, từng nơi chưa đồng bộ, chưa đi vào chiều sâu. Vì thế trong thời gian tới, tôi mong muốn các cấp bộ đoàn cần làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy trong việc chỉ đạo, định hướng cho tổ chức đoàn hoạt động; khắc phục tình trạng hành chính hóa, chạy theo chỉ tiêu, thành tích; tăng cường các hoạt động hướng về cơ sở; đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục trong ĐVTN với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, nội dung phù hợp với từng đối tượng. Kịp thời củng cố, kiện toàn, xây dựng tổ chức đoàn từ tỉnh đến cơ sở vững mạnh, đi vào hoạt động thực chất; quan tâm công tác bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ đoàn ở cơ sở. Ông Phan Thạch Em, Bí thư Huyện ủy Châu Thành A, Bí thư Tỉnh đoàn Hậu Giang giai đoạn sau 2004-2007: Cần quan tâm đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho thanh niên - Theo tôi, Đoàn thanh niên tỉnh nhà đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Nhưng điều tôi trăn trở hiện nay là vẫn còn một bộ phận thanh niên ít chịu học tập, nghiên cứu, đặc biệt là chưa có lý tưởng, phấn đấu để vào Đảng; không có nhiều thanh niên nghĩ ra cách làm mới, mô hình hay để bám ruộng, bám vườn làm giàu ngay tại quê hương mình, điều này khiến cho việc phát triển nông nghiệp của tỉnh bị chậm lại. Mặt khác, nhiều thanh niên vì cuộc sống phải lên các thành phố lớn để tìm việc làm ở các nhà máy, xí nghiệp, khiến lực lượng trẻ ở nông thôn hiện còn khá ít. Vấn đề đáng lo nữa là tổ chức đoàn ở ấp, khu vực giờ đây quá yếu. Do tổ chức vệ tinh gần thanh niên nhất yếu như vậy nên dẫn tới hoạt động của tổ chức đoàn tuyến trên cũng bị yếu theo. Chưa kể là tổ chức đoàn trong cơ quan nhà nước đang gặp nhiều khó khăn do thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, khiến lực lượng kế thừa của Đảng bị mỏng và công tác phát triển đảng hiện nay gặp khó khăn. Để khắc phục tình trạng ĐVTN bỏ quê hương đi làm ăn xa thì Tỉnh đoàn cần phối hợp với các sở, ngành liên quan đẩy mạnh đào tạo nghề, giới thiệu việc làm giúp thanh niên có thể sinh sống, làm ăn ngay tại địa phương. Bởi hiện nay, dù là tỉnh nông nghiệp nhưng việc phát triển công nghiệp cũng đang được lãnh đạo tỉnh quan tâm và các khu, cụm công nghiệp đã hình thành ở huyện Châu Thành, Châu Thành A và thành phố Vị Thanh. Cho nên các công ty, xí nghiệp đầu tư kinh doanh ở các khu, cụm công nghiệp đang cần nhiều lao động và điều này sẽ mở ra cơ hội việc làm ổn định cho tuổi trẻ. Hiện tại, một bộ phận thanh niên không chỉ ở thành thị mà còn có cả ở nông thôn đang có lối sống buông thả, thực dụng. Chính vì lẽ đó mà nhiệm vụ của tổ chức đoàn là tiếp cận, giáo dục, định hướng giúp thanh niên chọn đúng đường để đi. Đoàn thanh niên phải tiếp tục bám sát mục tiêu, lý tưởng của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước để tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong thanh niên. Đất nước thịnh hay suy đều do thế hệ trẻ quyết định, cho nên công tác này có ý nghĩa rất quan trọng. Ông Trương Quốc Năm, Phó Bí thư Huyện ủy Long Mỹ; Bí thư Tỉnh đoàn giai đoạn 2012-2015: Cần khắc phục các hạn chế còn tồn tại - Với tôi, phong trào đoàn nhiệm kỳ 2012-2017 từng bước có sự phát triển, không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới đặt ra. Các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã định hướng cho thanh niên xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả để vươn lên làm giàu. Phong trào thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng thực hiện được nhiều công trình, phần việc có ích cho xã hội và thu hút được sự quan tâm, ủng hộ của nhiều người. Việc học tập và làm theo gương Bác trong ĐVTN được triển khai thường xuyên, liên tục. Chương trình “Thắp sáng ước mơ” được triển khai sâu rộng đã góp phần tuyên dương nhiều gương người tốt, việc tốt và các mô hình hay, sáng tạo. Thế nhưng, Tỉnh đoàn nên khắc phục một số hạn chế còn tồn tại hiện nay như: hình thức tuyên truyền, giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh niên chưa có nhiều đổi mới; một bộ phận thanh niên chưa có ý thức tình nguyện tham gia các phong trào đoàn; các mô hình, cách thức tập hợp thanh niên và sinh hoạt chi đoàn chậm đổi mới, dễ gây nhàm chán… Vì vậy tới đây, tôi mong muốn Tỉnh đoàn xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn đạt chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn. Cần tăng cường công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên gắn với thế mạnh của từng địa bàn. Phương thức hoạt động đoàn phải có sự đổi mới, phù hợp, sát thực hơn với thanh niên; hiểu được tâm tư, nguyện vọng của thanh niên cần gì, muốn gì để xây dựng các mô hình, phong trào cho sát hợp. Song song đó, phải tạo điều kiện cho thanh niên nâng cao về sức khỏe và đời sống tinh thần thông qua các hoạt động thể dục - thể thao, văn hóa, văn nghệ bổ ích, lành mạnh… TRƯỜNG SƠN ghi |