Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu da giày. Bởi vậy,ấtkhẩudịchvụlàmụctiêuvàđộnglựcmớicủanăbóng đá trực tiếp mu vs mc để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,8% như Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 của Quốc hội đã đặt ra, Việt Nam cần có chiến lược thúc đẩy sự phát triển đột phá của khu vực kinh tế tư nhân (KTTN), tìm những mục tiêu và động lực mới cho tăng trưởng.
Thuận lợi song hành cùng thách thức
Bà Dương Quỳnh Chi – chuyên gia Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội cho rằng, năm 2020, Việt Nam có nhiều thuận lợi và cả những thách thức không nhỏ. Trước hết, về thuận lợi, Việt Nam đang có sự ổn định tích cực về cả môi trường chính trị và kinh tế vĩ mô. Theo đó, Việt Nam đã liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao (2 năm 2018 và 2019 GDP đều tăng trên 7%). Đồng thời, Việt Nam đang có những tiến bộ về kiểm soát lạm phát, thâm hụt ngân sách, cải thiện dự trữ ngoại hối và gia tăng tổng cầu nội địa của nền kinh tế gần 100 triệu dân, hệ số tín nhiệm quốc gia được cải thiện…
Bên cạnh đó năm 2019, Việt Nam tiếp tục duy trì thành tích xuất siêu năm thứ 4 liên tiếp, với mức xấp xỉ gần 10 tỷ USD. Trong đó nhiều mặt hàng xuất khẩu (XK) của Việt Nam giữ được vị trí quan trọng trong xếp hạng thành tích XK của thế giới như dệt may (đứng thứ 7 thế giới với kim ngạch khoảng 33 tỷ USD), da giày (đứng thứ 2 thế giới với kim ngạch khoảng 17 tỷ USD), thủy sản (đứng thứ 4 thế giới với kim ngạch vào khoảng 9 tỷ USD) và một số mặt hàng nông sản khác như cà phê, hồ tiêu, gạo… luôn đứng trong nhóm các quốc gia XK lớn nhất thế giới…
Thu nhập của người dân cũng được cải thiện với bình quân GDP đầu người năm 2019 đạt gần 2.800 USD. Thị trường trong nước luôn giữ vững được đà tăng trưởng cao, ổn định với tốc độ tăng của tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ xã hội đạt xấp xỉ 17,5% trong 10 năm qua, cao hơn 3 lần so với mức tăng trưởng GDP, Việt Nam trở thành một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất toàn cầu… Ngoài ra, cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) lan rộng và việc Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế Việt Nam, thông qua việc mở rộng XK, đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ, giúp cải thiện chuỗi cung ứng của Việt Nam…
Bên cạnh những mặt thuận lợi, theo bà Chi, năm 2020, Việt Nam cũng đứng trước không ít thách thức. Trước hết, là một nền kinh tế có độ mở cao, Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ xu thế tăng trưởng chậm của nền kinh tế thế giới và nới lỏng tiền tệ của nhiều nước lớn trong thập niên tới, gắn với chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, mâu thuẫn địa chính trị, chính sách tiền tệ khó dự đoán của các nước…
Bên cạnh đó, theo TS. Võ Thị Vân Khánh – giảng viên Học viện Tài chính, trong phát triển kinh tế, Việt Nam cũng đang đứng trước thách thức lớn bởi tăng trưởng vẫn chủ yếu phụ thuộc vào vốn (tỷ lệ vốn đầu tư/GDP vẫn ở mức cao, trung bình 33,5%), đóng góp của nhân tố vốn trong tăng trưởng vẫn chiếm tỷ lệ lớn (trên 55%). Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch quá nhanh sang khu vực dịch vụ, trong khi nền tảng công nghiệp còn yếu. Các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao đóng góp còn thấp, chi phí dịch vụ logistic còn cao. Đặc biệt, XK vẫn phụ thuộc vào nhóm hàng do doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dẫn dắt. Kim ngạch XK tăng nhưng hàm lượng nội địa trong XK không tăng tương ứng. Ngoài ra, các DN trong nước, đặc biệt là DN nhỏ và vừa chưa tham gia nhiều vào chuỗi giá trị toàn cầu. Năng lực đổi mới sáng tạo chưa được cải thiện nhiều và vẫn là điểm nghẽn trong phát triển kinh tế của Việt Nam khi CMCN 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới…
Cần gia tăng các động lực tăng trưởng mới
Bà Dương Quỳnh Chi cho rằng, triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2020 và trong trung hạn là khá tích cực, bởi các yếu tố căn bản của nền kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng, Chính phủ đã tạo được dư địa tài khóa nhất định thông qua chính sách tài khóa thận trọng… Mặc dù vậy, theo bà Chi, Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn “miễn dịch” với các cú sốc bên ngoài, với minh chứng là tăng trưởng XK giảm từ 21% xuống còn 8% từ năm 2017 đến năm 2019. Đầu tư của khu vực FDI năm 2019 vào các cơ sở sản xuất kinh doanh mới cũng tăng chậm lại 30% so với hai năm trước đó, kể cả sau khi đã tính đến sự tăng trưởng trong đầu tư qua kênh mua bán sáp nhập (M&A)…
Bởi vậy, bà Chi cho rằng, nếu muốn tiếp tục quỹ đạo tăng trưởng nhanh để hướng tới trở thành quốc gia thu nhập cao trong những thập kỷ tới, Việt Nam cần có chiến lược thúc đẩy sự phát triển đột phá của khu vực KTTN, để khu vực KTTN thực sự vững mạnh và năng động, trở thành động lực chính cho tăng trưởng của đất nước. Bên cạnh đó, Việt Nam cần tận dụng FDI và kết nối tốt hơn với đầu cuối của XK, nâng tầm trong chuỗi cung ứng, tăng hàm lượng giá trị gia tăng và nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ. Đồng thời, cần cải thiện khả năng huy động tài chính cho DN thông qua đẩy mạnh sự phát triển của các thị trường vốn…
Đồng quan điểm trên, TS. Võ Thị Vân Khánh còn cho rằng, XK dịch vụ là mục tiêu và động lực mới của năm 2020. “Việt Nam tự hào năm 2019 là năm thứ tư liên tiếp xuất siêu hàng hóa, nhưng chưa có năm nào cả nước xuất siêu dịch vụ. Ngay cả niềm tự hào ngầm rằng có Mỹ là thị trường XK và xuất siêu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, thì Việt Nam cũng luôn nhập siêu dịch vụ từ Mỹ. Bởi vậy, XK dịch vụ (trước hết trong các dịch vụ du lịch, tài chính, bảo hiểm, vận tải, kinh doanh công nghệ cao…) phải được coi là mục tiêu và động lực mới của năm 2020, đặc biệt trong bối cảnh thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP và EVFTA. Điều đó không chỉ giúp cân bằng cán cân thanh toán thương mại hàng hóa – dịch vụ chung, mà còn trực tiếp góp phần phát triển sản xuất công, nông nghiệp, cải thiện cơ cấu kinh tế và khai phá các thị trường tiềm năng trị giá hàng trăm tỷ USD trong và ngoài nước…” – bà Khánh nhấn mạnh.
Về trung và dài hạn, theo bà Khánh, Việt Nam cần nhiều hơn các đột phá thực chất về nâng cao năng lực nội tại của nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, gia tăng các động lực tăng trưởng mới, đẩy nhanh quá trình cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh… Ngoài ra, Việt Nam cần chú trọng phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động và tận dụng tối đa các lợi ích, cơ hội từ hội nhập quốc tế và sự phát triển của CMCN 4.0... Diệu Thiện |