【bóng đá trực tuyến 91 phút】Giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước giúp doanh nghiệp sớm phục hồi

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Cúp C1 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-11 02:00:14 评论数:
Giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước giúp doanh nghiệp sớm phục hồi

PV:Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước trong năm 2022 khoảng 3.500 tỷ đồng, theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ. Ông có thể đánh giá về tác động của chính sách này đối với người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19?

PGS.TS Lê Xuân Trường:Trong bối cảnh nền kinh tế bắt đầu phục hồi khi cuộc sống chuyển sang giai đoạn bình thường mới, các doanh nghiệp cần thêm vốn để mở rộng quy mô sản xuất, việc ban hành chính sách giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước giúp doanh nghiệp có thêm nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Như vậy, 3.500 tỷ đồng này sẽ được các doanh nghiệp thuộc diện được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước chuyển sang đầu tư để phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước giúp doanh nghiệp sớm phục hồi
PGS.TS Lê Xuân Trường

PV: Trong dự thảo quyết định này, những điểm mới nào giúp đơn giản thủ tục hành chính và tạo thuận lợi trong tổ chức thực hiện, thưa ông?

PGS.TS Lê Xuân Trường: Có hai điểm mới quan trọng so với chính sách tiền thuê đất, thuê mặt nước năm 2020. Thứ nhất, về điều kiện giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước, Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án. Phương án 1 vẫn giữ điều kiện “ngừng sản xuất, kinh doanh từ 15 ngày trở lên do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19” như năm 2020, nhưng không yêu cầu phải có xác nhận của cơ quan nhà nước, mà để doanh nghiệp tự cam kết và tự chịu trách nhiệm. Phương án 2 thì không yêu cầu điều kiện trên (tương tự như năm 2021). Để thực hiện phương án 2 thì cần đề nghị Chính phủ sửa Nghị quyết số 11/NQ-CP. Như vậy, dù thực hiện phương án nào, thì thủ tục hành chính cũng được đơn giản nhất có thể.

Thứ hai, Bộ Tài chính đề xuất đơn giản hóa hồ sơ giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước. Theo đó, chỉ cần hai loại giấy tờ là giấy đề nghị giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước và quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước, hoặc hợp đồng thuê đất, thuê mặt nước hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà (bản sao).

Những chính sách hỗ trợ về thuế đã được ban hành kịp thời

Trong những năm qua, đặc biệt, trong hơn 2 năm đại dịch Covid-19 vừa qua, Bộ Tài chính đã luôn chủ động tham mưu đề xuất các chính sách hướng đến việc hỗ trợ nguồn tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục khó khăn, ổn định, phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Các chính sách này đều được cân nhắc toàn diện nhiều mặt, kịp thời, đúng đối tượng cần hỗ trợ và quy định rõ ràng, đơn giản về thủ tục hành chính.

PV: Ông đánh giá thế nào về những tác động ảnh hưởng tới ngân sách nhà nước trước động thái của Bộ Tài chính tham mưu cho Chính phủ những chính sách giảm thuế, phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nhằm ổn định sản xuất, kinh doanh trong đại dịch Covid-19, đặc biệt là chính sách giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước?

PGS.TS Lê Xuân Trường: Việc gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất, thuê mặt nước đã góp phần tháo gỡ khó khăn tài chính cho các doanh nghiệp. Đồng thời, với chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và hộ kinh doanh, Bộ Tài chính cũng chủ động phối hợp cùng các bộ, ngành đề xuất các chính sách an sinh xã hội để đảm bảo đời sống người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Đặc biệt, khi đề xuất các chính sách giảm, gia hạn nộp thuế, phí và lệ phí, Bộ Tài chính cũng chuẩn bị kỹ lưỡng các phương án cân đối ngân sách nhà nước để đảm bảo nguồn lực tài chính cho việc thực hiện các nhiệm vụ chi phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.

PV: Từ kinh nghiệm thực tiễn khi triển khai chính sách năm trước, để việc giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước năm 2022 được hiệu quả và kịp thời, cần thực hiện ra sao, thưa ông?

PGS.TS Lê Xuân Trường: Điều quan trọng nhất để thực hiện tốt chính sách này là phải làm tốt công tác tuyên truyền để đông đảo cộng đồng doanh nghiệp và người dân hiểu và thực hiện chính sách. Việc tuyên truyền phải được thực hiện bằng nhiều hình thức, thông qua các cơ quan thông tấn, báo chí, hệ thống chính quyền và cơ quan thuế các cấp. Thêm vào đó, cơ quan thuế các cấp cần tổ chức thật tốt hoạt động hỗ trợ, giải đáp vướng mắc để doanh nghiệp và người dân thực hiện đúng các thủ tục theo quy định pháp luật.

PV: Xin cảm ơn ông!

Cần nhanh chóng triển khai, tạo thuận lợi tối đa
cho đối tượng thụ hưởng

Đánh giá việc Bộ Tài chính hoàn thiện dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước trong năm 2022, theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, TS. Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) cho rằng, thứ nhất, thời điểm ban hành là kịp thời vì thời điểm này các doanh nghiệp đang trong giai đoạn phục hồi. Chúng ta biết rằng giai đoạn phục hồi là giai đoạn quan trọng. Đối với

doanh nghiệp có tiềm năng có thể tận dụng để phát triển nhanh và mạnh; nhưng đồng thời cũng rất quan trọng với những doanh nghiệp đuối sức, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, bởi đây cũng chính là thời điểm cần được hỗ trợ để doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Mặt khác, chính sách hỗ trợ yêu cầu đặt ra là phải đồng bộ với các chính sách hỗ trợ khác, đơn giản là vì mỗi chính sách chỉ có thể tác động vào một vài mặt nhất định, nếu nó đơn lẻ thì tác dụng tích cực sẽ không nhiều. Nhưng khi kết hợp đồng bộ với các chính sách hỗ trợ khác như chính sách thuế, bảo hiểm, tín dụng... đang có hiệu lực thực thi hiện nay, thì giá trị cộng hưởng sẽ lớn hơn rất nhiều. Vì vậy TS. Tô Hoài Nam nhấn mạnh đến tính thời điểm phù hợp là rất quan trọng.

Thứ hai, đối tượng được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước là tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước trực tiếp theo quyết định, hoặc hợp đồng, hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất, thuê mặt nước hằng năm do ảnh hưởng của dịch Covid -19.

Theo dự thảo quyết định, quy định này áp dụng cho cả trường hợp người thuê đất, thuê mặt nước không thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước và trường hợp người thuê đất, thuê mặt nước đang được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.

Như vậy, đối tượng được hỗ trợ là rộng, hợp lý, đảm bảo được tính bình đẳng, kịp thời cho khu vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ, chính sách hỗ trợ về tài chính giúp cộng đồng doanh nghiệp trong lúc khó khăn cảm nhận được sự quan tâm từ Chính phủ để phát triển sản xuất, kinh doanh, đấy là về mặt tinh thần, nhưng riêng đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chỉ có dưới mười lao động, khi giảm được 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước, chi phí thuê mặt bằng là rất quý, giúp việc kinh doanh dễ dàng hơn, ít nhất là áp lực về chi phí cho giá thành, việc làm và lao động “dễ thở” hơn.

Có thể nói, mục tiêu của chính sách là rất tốt, nhưng thách thức lớn là triển khai phải hiệu quả, sau khi chính sách được ban hành các cơ quan thực thi cần nhanh chóng triển khai thực hiện, để tạo thuận lợi tối đa cho các đối tượng được thụ hưởng chính sách. Đấy cũng chính là một trong những mục tiêu quan trọng của Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ và mong mỏi của cộng đồng doanh nghiệp.