您现在的位置是:La liga >>正文

【ket qua tran bi】Giảm phát thải trong chuỗi sản xuất thanh long để xuất khẩu bền vững

La liga72人已围观

简介Xuất khẩu mì ăn liền thanh long sang Mỹ Xuất khẩu bền vững sang EU, doanh nghiệp phải “xanh”Kiểm dịc ...

Xuất khẩu mì ăn liền thanh long sang Mỹ Xuất khẩu bền vững sang EU,ảmphátthảitrongchuỗisảnxuấtthanhlongđểxuấtkhẩubềnvữket qua tran bi doanh nghiệp phải “xanh”
5810-img-2955
Kiểm dịch thực vật đối với thanh long xuất khẩu đi Mỹ. Ảnh: N.H

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, thanh long là một trong những mặt hàng chủ lực của Việt Nam, với diện tích khoảng 55.000ha và sản lượng khoảng 1,3 triệu tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 1 tỷ USD. Với vai trò quan trọng đó, cần thiết phải nâng cao chất lượng, giá trị để tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển bền vững của quả thanh long.

Theo ông Nam, để phát triển ngành hàng thanh long bền vững, phải tập trung vào quy trình sản xuất đảm bảo an toàn, giảm phát thải; tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị liên kết và xây dựng được chuỗi cung ứng thanh long. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị thanh long Việt Nam, xây dựng thương hiệu thanh long Việt Nam ra thế giới. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa trình Chính phủ Đề án xây dựng chuỗi giá trị cung ứng nông sản đến năm 2030 – 2050. Theo đó, ông Nam cho rằng, vấn đề cấp thiết hiện nay là phải có các vùng nguyên liệu lớn, đảm bảo cung cấp đầu vào đầu ra trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Ông Patrick Haverman, Phó Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam, cũng cho biết, từ năm 2020, UNDP đã hỗ trợ cho chương trình chuyển đổi xanh để chuỗi thanh long trở thành chuỗi giá trị xanh. Nhiều nhà sản xuất thanh long, HTX đã tiếp nhận và thực thi chương trình sản xuất xanh, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm thanh long. Đặc biệt, nhiều sản phẩm thanh long đã có mã QR và có nhiều mô hình sản xuất thanh long bền vững, sản xuất xanh.

Từ kết quả tích cực đó, ông Patrick Haverman cho biết, UNDP muốn mở rộng mô hình sản xuất thanh long xanh, bền vững, giảm phát thải và thích nghi với biến đổi khí hậu ở các vùng sản xuất chính của thanh long Việt Nam, từ đó hướng tới đưa ngành thanh long tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Ông Patrick Haverman cũng thông tin, dựa trên một số nghiên cứu, 4 trên 5 người tiêu dùng ở châu Âu khi mua thực phẩm muốn thấy các sản phẩm nông nghiệp có nhãn giảm phát thải. Do đó, việc thực hiện các biện pháp sản xuất giảm phát thải, tối thiểu chi phí sản xuất cũng như tăng cường chất lượng, đảm bảo an toàn và tăng cường giá trị kinh tế của sản phẩm trong toàn chuỗi là điều cấp thiết phải triển khai hiện nay.

Theo đó, ông Patrick Haverman khuyến nghị, Việt Nam cần phải cân bằng các vùng sản xuất thanh long, tập trung vào chất lượng hơn là sản lượng, số lượng; cần duy trì mức độ sản xuất tập trung và có thể áp dụng các biện pháp về canh tác đạt chuẩn GAP, thích ứng với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, cần phải chuyển sang tư duy sản xuất hướng đến thị trường và thiết lập các vùng sản xuất chuyên biệt về thanh long phù hợp với nhu cầu xuất khẩu ở các thị trường chính. Song song đó, cần sản xuất xanh, có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu.

Đặc biệt, người sản xuất thanh long cần phải có các chứng nhận về sản xuất và thông lệ sản xuất tốt, cần áp dụng các hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử, tăng cường hợp tác công tư để nâng cấp mối liên kết trong chuỗi giá trị từ nhà sản xuất, chế biến, xuất khẩu và cùng xây dựng cơ sở hạ tầng logictis hoàn chỉnh để hỗ trợ cho ngành thanh long.

Tags:

相关文章