您现在的位置是:Cúp C2 >>正文
【xếp hạng câu lạc bộ tây ban nha】Đòi hỏi rập khuôn nguy hiểm
Cúp C211人已围观
简介Đòi “tam quyền phân lập” - sự đánh tráo giá trịNói về những đòi hỏi rập khuôn nêu trên xin được chỉ ...
Đòi “tam quyền phân lập” - sự đánh tráo giá trị
Nói về những đòi hỏi rập khuôn nêu trên xin được chỉ ra những ví dụ. Đầu tiên cần phải nhắc tới ý kiến đòi hỏi rập khuôn về mô hình tổ chức quyền lực nhà nước theo “tam quyền phân lập”. Những người yêu cầu rập khuôn mô hình nói trên cho rằng,Đòihỏirậpkhuônnguyhiểxếp hạng câu lạc bộ tây ban nha chỉ có phân chia quyền lực nhà nước theo “tam quyền phân lập” thì mới kiểm soát được quyền lực, mới ngăn chặn được tham nhũng.
“Tam quyền phân lập” với tư cách là một học thuyết là sản phẩm của nền dân chủ phương Tây. Có thể xem, học thuyết phân quyền có giá trị về chính trị-kỹ thuật pháp lý trong tổ chức quyền lực nhà nước. Bởi theo học thuyết này, quyền lực nhà nước không được tập trung vào một người hay một cơ quan mà được cấu thành từ 3 quyền cơ bản: Lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ba quyền được giao cho 3 cơ quan khác nhau, có nhiệm vụ, quyền hạn độc lập tương đối với nhau. Giữa 3 quyền này có sự kiểm soát, thậm chí có sự kiềm chế, đối trọng lẫn nhau. Hiện nay, các nước vận dụng học thuyết này hết sức đa dạng, muôn màu, muôn vẻ. Cũng phân chia quyền lực nhà nước thành lập pháp, hành pháp và tư pháp nhưng nhiệm vụ và quyền hạn cũng như cách thức tổ chức mỗi quyền thì ở từng nước quy định rất khác nhau. Có nước giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp không có sự độc lập đối trọng chế ước lẫn nhau (như nước Anh) mà dựa vào phe đối lập thiểu số trong nghị viện. Có nước, giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp lại độc lập, kiềm chế và đối trọng một cách cứng rắn (như nước Mỹ); có nước, kiềm chế đối trọng một cách mềm dẻo giữa các quyền (như ở Đức).
Việc vận dụng học thuyết tam quyền phân lập vào tổ chức quyền lực nhà nước ở các nước tư sản khác nhau, bởi tổ chức quyền lực nhà nước về phương diện chính trị và kỹ thuật pháp lý phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, như: Tương quan lực lượng giữa các giai cấp, nhất là trong nội bộ của giai cấp cầm quyền, đặc thù của cuộc đấu tranh giai cấp ở trong nước và trên trường quốc tế, tư tưởng lập hiến của những người đương thời... Tất cả yếu tố đó đều là những nhân tố chi phối và ảnh hưởng đến việc vận dụng học thuyết phân quyền trong tổ chức quyền lực nhà nước của mỗi nước.
Vì thế, không thể nói đơn giản rằng phân quyền theo mô hình của nước này thì tốt, còn theo mô hình của nước kia thì không tốt, theo mô hình này thì dân chủ, theo mô hình kia thì không có dân chủ. Trên thế giới tuyệt nhiên không có sự sao chép, rập khuôn máy móc mô hình tổ chức nhà nước của nước này cho nước kia. Những đòi hỏi cho rằng, tổ chức quyền lực nhà nước của nước này phải giống nước kia mới có dân chủ và quyền con người chỉ là sự nhầm tưởng của một số người.
Tại Việt Nam, mô hình tổ chức nhà nước của chúng ta không thực hiện “tam quyền phân lập” mà theo Hiến pháp 2013 thì “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Những minh chứng trên thực tế đã cho thấy mặc dù không thực hiện “tam quyền phân lập” nhưng việc kiểm soát quyền lực, chống tham nhũng có kết quả tích cực, các giá trị về dân chủ, quyền con người được Nhà nước ta thực hiện tốt, phù hợp với trình độ phát triển, được quốc tế công nhận.
Ảnh minh họa: TTXVN
Không thể có một mô hình phát triển chung cho mọi quốc gia
Trong xã hội còn có những đòi hỏi cải cách thể chế để tăng tốc phát triển kinh tế. Có ý kiến cho rằng, cần phải áp dụng thể chế kinh tế của các nước phát triển thì Việt Nam mới thoát được bẫy thu nhập trung bình. Câu hỏi đặt ra là, vậy liệu có mô hình phát triển nào có sẵn phù hợp để bê nguyên xi vào Việt Nam hay không? Tại sao mô hình Anh, Mỹ đưa lại sự phát triển cho Anh, Mỹ, Australia, New Zealand, Canada nhưng lại không đưa lại sự phát triển cho Philippines. Trước đây, Ấn Độ là thuộc địa của Anh nhưng mô hình thể chế của Anh cũng không đưa lại sự phát triển đột biến ở Ấn Độ. Tại sao lại như vậy? Tại sao mô hình nhà nước kiến tạo phát triển đưa lại sự thịnh vượng và đưa một số nước có văn hóa Đông Bắc Á từ nước đang phát triển lên thành nước phát triển, nhưng mô hình này không thành công với các nước khác?
Cũng để nhằm xây dựng thể chế phù hợp cho phát triển kinh tế, nhiều ý kiến lại cho rằng Việt Nam không cần vất vả trong xây dựng luật pháp, mà chỉ cần áp dụng các luật tiến bộ của các nước phương Tây.
Điều này bị chính các nhà nghiên cứu của các nước phương Tây phủ định. Nhà chính trị học kinh điển người Pháp Pierre Legrand đã bác bỏ khả năng rập khuôn pháp luật nước ngoài: “Nói một cách thẳng thắn, trong trường hợp tốt nhất, điều có thể du nhập từ nước này vào nước khác chỉ là những từ ngữ vô hồn”. Thực tế cho thấy, vào thập niên 1960, Mỹ đã thất bại trong việc “xuất khẩu” những tư tưởng pháp lý vào các nước Nam Mỹ, châu Phi; hoặc các nước XHCN cũ vay mượn những khái niệm, chế định của Liên Xô cũng thất bại... Ở Việt Nam, việc áp dụng máy móc pháp luật Liên Xô thời mệnh lệnh hành chính đã cho thấy những bất cập. Và ngay cả những quy định của pháp luật phương Tây nếu áp dụng máy móc cũng không thể thực hiện được, ví dụ như Luật Phá sản năm 2004 hay Luật Doanh nghiệp năm 1999. Trong các trường hợp này, những từ ngữ pháp lý xa lạ được bê nguyên xi vào bối cảnh nội địa. Cùng với đó, người làm luật nếu chỉ chú trọng du nhập văn bản và quy định pháp luật, mà ít lưu tâm đến những học thuyết làm nền tảng cho các quy định đó vận hành thì luật khó điều chỉnh được quan hệ pháp lý ngoài thực tiễn.
Bởi pháp luật liên quan tới thể chế chính trị, pháp luật bị ảnh hưởng bởi văn hóa, thực trạng xã hội nên việc tiếp nhận pháp luật phải kéo theo việc tiếp nhận quan điểm, học thuyết về pháp luật sẽ không dễ dàng. Luật chỉ có thể có hiệu lực thực tế nếu tồn tại các tiền đề cần thiết trong xã hội. Tiếp nhận quan điểm pháp luật cần phải phù hợp với môi trường chính trị, xã hội, tập quán, truyền thống, đạo đức trong xã hội Việt Nam.
Giáo dục phải hướng tới mục tiêu xây dựng con người Việt Nam XHCN
Đối với lĩnh vực giáo dục, mục tiêu của hệ thống đào tạo của Việt Nam là phải đào tạo ra các công dân Việt Nam-một nước XHCN, có truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam. Vì vậy, hệ thống giáo dục-đào tạo của Việt Nam phải đáp ứng các chuẩn mực về chính trị và văn hóa, cùng với đó mới là tiếp nhận các giá trị chung tiến bộ của nhân loại. Mọi ý muốn sao chép, rập khuôn hệ thống giáo dục, sách giáo khoa của nước khác đều sẽ mang lại rủi ro lớn nếu không bám vào các chuẩn mực giáo dục của Việt Nam, nếu thiếu kiểm soát.
Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, trước rất nhiều sức ép về chính trị, kinh tế, nếu mỗi quốc gia, mỗi dân tộc không tự định vị được giá trị, bản sắc của mình thì rất dễ bị hòa tan và biến mất. Một quốc gia có thể mất chủ quyền ngay cả khi chưa có tiếng súng xâm lược nào vang lên, lãnh thổ quốc gia chưa bị xâm phạm. Ấy là khi người dân của quốc gia, dân tộc đó không còn thực sự hiểu rõ về mình, về cội nguồn của mình. Cho nên, đối với những vấn đề phát triển của một quốc gia như xây dựng thể chế, tăng trưởng kinh tế, các giá trị của dân chủ, quyền con người... đều phải phù hợp với hệ giá trị mà quốc gia đó định hướng xây dựng. Hội thảo quốc gia "Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới" dự kiến được tổ chức ngày 29/11/2022 tại Hà Nội là một cơ hội rất cần thiết để các nhà nghiên cứu bàn luận, khẳng định về hệ giá trị của Việt Nam. Đó sẽ là lời nhắc nhở, soi rọi ra các vấn đề của xã hội, để đất nước ta phát triển mà không đánh mất bản sắc của mình.
HỒ QUANG PHƯƠNG/QĐND
Tags:
相关文章
Bão số 8 gây gió giật cấp 11 trên vùng biển Bắc Biển Đông
Cúp C2Hướng đi của cơn bão. (Ảnh: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia)Trung tâm Dự báo Khí tượng ...
【Cúp C2】
阅读更多Trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm điều theo công nghệ mới
Cúp C2Với xuất phát điểm là một cơ sở cơ kh&iac ...
【Cúp C2】
阅读更多Dự báo thời tiết 21/10/2024: Hà Nội hạ nhiệt, Thanh Hóa đến Bình Định mưa rất to
Cúp C2Dự báo thời tiết 21/10/2024: Hà Nội hạ nhiệt, Thanh Hóa đến Bình Định mưa rất to ...
【Cúp C2】
阅读更多
热门文章
- Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi Thư khen, chúc mừng Đội tuyển bóng đá Việt Nam
- Tín hiệu vui cho các hộ Việt kiều Campuchia nghèo hồi hương
- Tuyến đường ĐT756 sẽ nâng cấp, mở rộng vào đầu năm 2020
- Khai mạc chợ nông sản 2019
- Người trẻ Việt xài điện thoại 15 giờ mỗi tuần
- Thủ tướng Chính phủ đôn đốc thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đón Tết Bính Thân
最新文章
-
Ông Tạ Đình Đề được bổ nhiệm làm Viện trưởng VKSND tỉnh Đắk Nông
-
ĐBSCL đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với nông thôn mới
-
Tăng rất mạnh, thương hiệu vàng SJC chạm ngưỡng 38,40 triệu đồng
-
Festival Huế 2016: Đêm khai mạc hoành tráng và đặc sắc
-
TP.HCM: Thông xe cầu 343 tỷ đồng sau 5 năm xây dựng
-
Làm đẹp cho đường
友情链接
- Hút vốn ngoại, chờ nội lực mới
- Ban hành quy chế quản lý tài chính của DATC
- Các hãng bảo hiểm lo ngại về nguy cơ an ninh trước Thế vận hội Olympic Paris 2024
- Big C tổ chức chương trình Lễ hội mùa Xuân chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8
- Ra mắt sách Tĩnh Tư Ngữ của Ni trưởng Chứng Nghiêm gây quỹ ủng hộ bà con vùng lũ
- Infographic: Những cách tiết kiệm điện hiệu quả trong mùa hè
- Mở rộng sản xuất lắp ráp xe ôtô Hyundai tại Việt Nam
- Thoái vốn doanh nghiệp nhà nước: Ngăn lợi ích nhóm
- Vinmart & Vinmart + khuyến mại 1 tỷ đồng mừng đại lễ
- Ford Ecosport 2018: Cải tiến vượt trội về công nghệ và thiết kế