【kết quả tỷ số hàn quốc】Chuyện của 4 tân sinh viên các trường sĩ quan quân đội  

[Ngoại Hạng Anh] 时间:2025-01-10 16:05:46 来源:Empire777 作者:Thể thao 点击:159次

Biết học,ệncủatacircnsinhviecircncaacutectrườngsĩquanquacircnđộkết quả tỷ số hàn quốc biết chơi

An, Thế, Trí, Tuấn - mỗi người một sắc màu. Trí mảnh khảnh, song các bạn của em lại đánh giá ẩn sau dáng vẻ thư sinh ấy là một tính cách mạnh mẽ, suy nghĩ chín chắn nên trong những câu chuyện của nhóm, Trí thường là người kết lại vấn đề. “Quyền năng” ấy không phải tự nhiên mà có, đó là sự tích lũy kiến thức, kỹ năng sống để các bạn khâm phục.

“Quách Bùi Duy Trí có phải là tên của em?” - tôi hỏi - “Dạ tên em cũng là nick name facebook”. “Các bạn có thường lên face?” - “Dạ, học thì học mà chơi thì chơi. Tụi em không phải mọt sách. Phương châm của tụi em khi học nghiêm túc, tập trung, nhưng chơi cũng không thiếu trò nào” - Trí chia sẻ. Để minh chứng cho điều vừa nói, Trí cho biết lúc tiểu học, em hầu như không học bài ở nhà vì đã làm hết bài tập trên lớp nên bị ba la hoài. Khi lên THPT, ngoài giờ học, Trí cùng các bạn chơi bóng chuyền, lên facebook để trao đổi kinh nghiệm học, lúc nào căng thẳng thì về nhà bạn... hát karaoke. Sự “biết chơi”, biết học của nhóm bạn Trí được cô giáo chủ nhiệm Phạm Thị Thủy Hoa ghi nhận. Cô Hoa nhận xét rằng “các em rất thông minh, là những học sinh nổi bật của trường, niềm tự hào của lớp”.

Nhóm bạn thể hiện sự quyết tâm học tập. Từ trái qua: Trí, Thế, Tuấn, An

Với số điểm 29,75, Trí đứng thứ ba khu vực miền Nam trúng tuyển vào Trường sĩ quan Chính trị (Bắc Ninh), ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước. “Học ngành này hơi khô khan, có vẻ không hợp với em?” - “Dạ, em “yếu ớt” nên phải chọn ngành này để “cứng” lên”. Câu trả lời khá dí dỏm nhưng qua phân tích của Trí thì em đã tìm hiểu kỹ thông tin về ngành học từ những anh chị khóa trước. Điều quan trọng hơn đây là ngành học em đam mê và xác định từ nhỏ. Gia đình Trí hiện sống tại xã Thanh An (Hớn Quản), là đồng bào dân tộc Mường. Ba Trí là giáo viên Trường THCS Thanh An, mẹ làm rẫy. Nhà có 2 anh em. Anh trai Trí vừa tốt nghiệp Trường sĩ quan Lục quân II (Đồng Nai).

Bạn cùng phòng ký túc xá với Trí là Lê Phúc Thế, đậu Học viện Biên phòng (Hà Nội) với số điểm 28,25, đứng thứ nhì cấp quân khu. Thế là học sinh giỏi tỉnh môn Lịch sử. Kinh tế gia đình em khá, nhưng ngay từ nhỏ ba mẹ đã hướng dẫn Thế lên rẫy bón phân, xịt thuốc, trút mủ cao su và làm việc nhà. Rời ký túc xá về nhà 2 ngày nghỉ, Thế lao động không khác những nông dân thực thụ. “Làm vậy mà em còn bị ba la hoài. Em biết ba mẹ bắt lao động để hiểu giá trị việc học. Nếu em không học giỏi thì sức em không thể có cuộc sống tốt dựa vào làm rẫy” - Thế nói. Ba của Thế - anh Lê Phúc Sửu cho rằng: “Mình ít chữ nên thấy thiệt thòi nhiều. Vợ chồng cố gắng làm để có điều kiện tốt nhất lo cho các cháu học tập. Bắt cháu lao động chỉ là để giáo dục kỹ năng sống”.

Giáo viên hướng dẫn ôn luyện môn Văn cho Thế trước kỳ thi THPT quốc gia cho biết: “Cùng một đề văn nhưng có 2 dạng bài làm. Một dạng theo lối tư duy, logic, dùng kiến thức thực tế; một dạng làm theo bản năng, sở trường ngôn từ. Thế thuộc dạng thứ nhất nên bài viết của em rất sâu sắc, kiến thức xã hội được hệ thống bài bản”. Còn giáo viên dạy Sử của Thế thì cho rằng, em thông minh, tự tìm hiểu kiến thức, không lệ thuộc vào bài giảng. Có những kiến thức mà khi cô trò tranh luận mới biết em hiểu đến tận cùng vấn đề. Những học trò như Thế mỗi khóa chỉ có một hai em.

Ở cùng phòng, học cùng lớp nên Trí và Thế có đồng hồ sinh học giống nhau, cùng học, cùng chơi. Trí cho biết, Thế là người chủ động đề nghị “giải trí” trước. Đến năm lớp 12, sau khi ý thức việc chơi có phần lấn át việc học, 2 em chủ động xin vào nhà giáo viên ở để tập trung học. “Tháng cuối trước kỳ thi THPT quốc gia, em cho mượn luôn chiếc điện thoại di động để không “dòm ngó” đến” - Thế kể.

Với thân hình vạm vỡ, Nguyễn Bình An tạo cảm giác an bình cho người bên cạnh đúng với tên của em. Ngoài giờ học, An làm hướng dẫn viên trợ giảng lớp võ phong trào của thị xã Bình Long. An học võ từ nhỏ bởi ước mơ của em sau này sẽ thi vào ngành công an. Học THCS, An trội môn Anh văn nên ba mẹ hướng em lên THPT tập trung vào khối D. Theo khối D được nửa năm lớp 10, em tự chuyển lớp sang khối C mà ba mẹ không hay biết. “Em thích Sử, Địa hơn tiếng Anh. Em nghĩ khi đã thích thì mới dồn tâm sức để học tốt được” - An chia sẻ. Từ khi chuyển lớp, An “cặp kè” với Thế, Trí tạo thành bộ ba cùng tiến trong học tập. Và An cũng đã đậu Học viện Biên phòng với số điểm 25,75. “Nói thật với chị, em đậu do “hên”. Khi biết điểm chuẩn 25,75, em như “ngồi trên đống lửa”. Theo quy định xét từ trên xuống, còn 3 bạn bằng điểm 25,75, trong đó có 2 bạn ở Vũng Tàu, một bạn ở Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, trong khi chỉ tiêu chỉ còn 2. Khi nhà trường yêu cầu bổ sung học bạ em càng run. Đến lúc kết quả báo về em mới biết mình đậu nhờ tiêu chí phụ, đó là môn Văn trên điểm 7 và kết quả 3 môn Văn, Sử, Địa trong 3 năm học phổ thông” - An hào hứng kể.

Mẹ làm giáo viên nên từ nhỏ An đã được khuyến khích tham gia các phong trào của trường, lớp. “An là “cây” phong trào không chỉ của Trường THPT Bình Long mà còn của thị xã. Nhờ vậy kỹ năng sống và xử lý tình huống của An tốt hơn các bạn cùng trang lứa. Trí và Thế thiên về chiều sâu trong cách làm bài thì An lại sở trường chiều rộng. Bài văn của em thể hiện vốn sống phong phú, đa chiều” - giáo viên hướng dẫn môn Văn cho An trong kỳ thi THPT quốc gia nhận xét.

Người thứ hai đậu nhờ tiêu chí phụ vào Học viện Biên phòng là Trần Anh Tuấn, học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh. Tuấn ít nói, chững chạc bởi từ nhỏ em đã ý thức việc tự học. Ba mẹ em làm công nhân Nông trường cao su Xa Trạch, nhà không có đất sản xuất. Tranh thủ làm bài tập ngay tại lớp, về nhà Tuấn lên lô phụ ba mẹ, nấu cơm, chăm em. “Em học ít lắm. Không biết sao em chỉ đọc qua một lần là nhớ bài. Ngoài học phụ đạo trên lớp trước kỳ thi THPT quốc gia em không đăng ký học thêm môn nào. Ngoài kiến thức trong sách giáo khoa em giải đề trên mạng, hoặc tham khảo đề của trường chuyên” - Tuấn chia sẻ bí quyết ôn thi.

Vào quân đội để trưởng thành hơn

“Chúng em muốn rèn luyện bản thân, phục vụ đất nước. Thêm vào đó học các trường quân đội gia đình không phải lo chi phí học tập, ra trường chúng em có việc làm ngay. Và môi trường quân đội sẽ giúp chúng em rèn luyện bản lĩnh để không bị cám dỗ bên ngoài khi xa gia đình” - đó là suy nghĩ chung của 4 bạn Trí, Thế, An và Tuấn.

Mục tiêu của các em rất rõ ràng. Thế học đều các môn, song nghiên cứu sâu 3 môn khối C để xét tuyển đại học. Đối với ngôi trường em sắp bước vào, Thế tìm hiểu khá đầy đủ thông tin và biết cần phải chuẩn bị những gì. Em cũng có lợi thế được các cựu học sinh Trường THPT Bình Long đang học tập tại học viện truyền đạt kinh nghiệm.

Nguyễn Bình An thích ngành công an bởi thần tượng chú mình đang công tác tại Công an thị xã Bình Long. Tuy nhiên, tại vòng sơ tuyển em dư cân nặng nên rớt. Cô giáo chủ nhiệm khuyên em làm hồ sơ xét vào trường quân đội. “Công an hay quân đội đều được rèn luyện thao trường, vì tính em không thích ngồi một chỗ. Em còn muốn khi ra trường được nhận nhiệm vụ phòng, chống tội phạm nên khi biết vẫn còn cơ hội xét tuyển, em đăng ký ngay” - An nói.

Điều kiện gia đình còn khó khăn nên Tuấn xác định thi vào trường quân đội để không tốn học phí. “Hơn nữa, vào môi trường quân đội, em sẽ được kỷ luật và nâng cao thể lực - 2 điều này có tiền cũng không dễ đạt được” - Tuấn cười.

Chặng đường đã qua các em là niềm vinh dự, tự hào của thầy cô, gia đình và nhà trường. Con đường phía trước các em cũng đã hiểu rõ mình phải nỗ lực như thế nào để biến ước mơ thành hiện thực. Hy vọng 4, 5 năm sau, tỉnh nhà sẽ nhận về những sĩ quan quan đội có sức trẻ, nghị lực, tinh thần chiến đấu vững vàng.

Hồng Cúc

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接