Thực tế,êntắcđảmbảohiệuquảđầutưcôkeo ma lai si a thời gian qua nguồn lực đầu tư công đã đóng vai trò quyết định đến hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội song cũng bộc lộ nhiều tồn tại thách thức đòi hỏi tiếp tục phải đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư công, đặc biệt trong bối cảnh yêu cầu bền vững tài khoá.
Bước vào thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 với các mục tiêu đã được Đại hội Đảng lần thứ XII thông qua, đầu tư công vẫn tiếp tục là nhân tố then chốt đảm bảo sự thành công. Trong điều kiện nguồn lực huy động có hạn, để khắc phục những tồn tại trong đầu tư công như dàn trải, hiệu quả thấp, thiếu đồng bộ với kế hoạch tài chính - ngân sách, tính ỷ lại nhà nước, không rõ trách nhiệm các cấp… thì một số nguyên tắc sau cần được các cấp, các ngành quán triệt trong xây dựng, điều hành kế hoạch đầu tư công của mình.
Thứ nhất,xây dựng và điều hành kế hoạch đầu tư công từng thời kỳ phải tuân thủ triệt để khung kế hoạch tài chính ngân sách tương ứng. Đây phải được xem là nguyên tắc không được vi phạm. Điều này đảm bảo cho chi tiêu đầu tư công được kiểm soát trong giới hạn nguồn lực cho phép, chấm dứt tình trạng các cấp, các ngành phê duyệt và cho phép triển khai các dự án vượt quá khả năng cân đối nguồn lực như trong giai đoạn vừa qua.
Thứ hai,giải quyết dứt điểm nguồn ứng trước ngân sách của các cấp. Việc ứng trước kế hoạch của ngân sách là giải pháp tình thế nhằm đảm bảo vốn kịp thời theo tiến độ cho một số dự án, công trình đầu tư công cấp bách song việc thiếu nghiêm túc trong bố trí kế hoạch hoàn trả vốn ứng đã để lại số tồn dư ứng khá lớn; đặc biệt một số bộ, địa phương có số dư ứng lớn hơn nhiều lần kế hoạch đầu tư hàng năm. Tình trạng này đã làm méo mó các cân đối, tính toán thống kê tài chính ngân sách các cấp. Quyết liệt xử lý dứt điểm số vốn ứng trước này sẽ đảm bảo lành mạnh hóa NSNN và cũng là một biện pháp hữu hiệu để thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại NSNN, xử lý nợ xấu và đảm bảo an toàn nợ công của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII vừa thông qua.
Thứ ba, điều chỉnh cơ cấu chi đầu tư công từ NSNN theo hướng tập trung đầu tư trọng tâm, trọng điểm theo thứ tự ưu tiên hợp lý. Các văn bản hướng dẫn hay các nguyên tắc bố trí, hỗ trợ vốn đầu tư công đã được qui định rất cụ thể tại Luật Đầu tư, Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015. Riêng đối với nguồn vốn đầu tư ngân sách trung ương hỗ trợ sẽ thực hiện theo nguyên tắc hỗ trợ 100% (thay cho hỗ trợ một phần như trước đây) thì việc lựa chọn, đề xuất dự án của các bộ, địa phương càng phải được sàng lọc kỹ lưỡng đảm bảo đây là các dự án, công trình trọng điểm, có tính lan tỏa liên vùng theo đúng tiêu chí qui định.
Thứ tư, mở rộng huy động vốn đầu tư của tư nhân vào phát triển kết cấu hạ tầng thông qua các hình thức đầu tư PPP (kết hợp đầu tư công- tư). Xác định PPP là một giải pháp cần thiết đẩy mạnh triển khai trong bối cảnh hiện nay khi nguồn lực của Nhà nước ngày càng hạn chế. Song song việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, Nhà nước cần dành riêng một khoản vốn đầu tư cụ thể trong kế hoạch đầu tư công trung hạn để làm nguồn vốn hỗ trợ cho các dự án PPP theo đúng quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về đầu tư PPP. Để đảm bảo tính tập trung, thống nhất nguồn vốn này nên được thiết kế quản lý tại ngân sách Trung ương và chỉ được sử dụng cho mục đích hỗ trợ các dự án PPP.
Thứ năm,thực hiện đúng trách nhiệm ngân sách các cấp, ngân sách trung ương không làm thay ngân sách địa phương và ngược lại. Các nhiệm vụ thu - chi của ngân sách trung ương và địa phương đã được Luật NSNN qui định rõ song cần được cụ thể hóa trong kế hoạch đầu tư công các cấp qua các công trình cụ thể, trong đó trách nhiệm của Trung ương triệt để tuân theo Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg.
Thứ sáu,nâng cao hiệu quả cơ chế giám sát, công khai quá trình thực hiện kế hoạch đầu tư công của các cấp. Bên cạnh các cơ quan kiểm tra, kiểm toán, thanh tra của các cấp cần có cơ chế đột phá để phát huy cơ chế giám sát cộng đồng, cơ chế giám sát độc lập từ khâu chủ trương đến khâu đánh giá kết quả. Kết quá giám sát, đánh giá độc lập này phải được xem là bắt buộc trong quá trình xét duyệt đầu tư công.
Tóm lại, đổi mới đầu tư công hướng tới mục tiêu bền vững tài khoá, đảm bảo an toàn nợ công vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Các định hướng nêu trên chỉ là những nguyên tắc chung nhất, việc cụ thể hóa các định hướng này bằng những giải pháp, hành động cụ thể không thể thực hiện được nếu không có sự quyết tâm, nghiêm túc của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, sự phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan thực thi các cấp.
Đầu tư công thường được hiểu là đầu tư của Nhà nước vào các dự án kết cấu hạ tầng phục vụ an sinh, phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư công gắn liền với việc sử dụng nguồn lực từ NSNN, được “cấp phát” trực tiếp cho các bộ, ngành, địa phương để xây dựng các công trình hạ tầng như đường giao thông, đê kè, trường, lớp học, bệnh viện… |
Lê Tuấn Anh