【udinese đấu với monza】Giảm ít nhất 50% các mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành
Xoá bỏ ít nhất 1/3 điều kiện kinh doanh
Sau 4 năm triển khai Nghị quyết 19 của Chính phủ,ảmítnhấtcácmặthàngphảikiểmtrachuyênngàudinese đấu với monza môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của nước ta liên tục được cải thiện. Tuy nhiên, những cải thiện này được đánh giá là chưa bền vững và chưa đạt mục tiêu đề ra. Vì vậy, năm 2018, đòi hỏi phải có những nỗ lực cải cách mạnh mẽ, toàn diện cả về quy mô và cường độ trên các lĩnh vực.
Theo đó, dự thảo Nghị quyết 19 năm 2018 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng đã đề ra mục tiêu quan trọng là tập trung cải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh để năm 2018 tăng thêm từ 8 – 18 bậc trên bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB); trong đó cải thiện mạnh mẽ các chỉ số hiện đang bị xếp hạng thấp.
Cụ thể là: Chỉ số khởi sự kinh doanh tăng thêm ít nhất 40 bậc, bãi bỏ thủ tục Thông báo mẫu con dấu, thủ tục đăng ký tài khoản ngân hàng với cơ quan đăng ký kinh doanh; thực hiện cơ chế một cửa trong đăng ký lao động và bảo hiểm xã hội; rút ngắn thời gian doanh nghiệp (DN) mua hoá đơn VAT hoặc tự in hoá đơn xuống dưới 4 ngày; cải thiện chỉ số giải quyết tranh chấp hợp đồng thêm 10 bậc, chỉ số phá sản DN thêm 10 bậc.
Về kiểm tra chuyên ngành, dự thảo đề ra mục tiêu: Giảm ít nhất 50% các mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành; đồng thời chuyển đổi mạnh mẽ cách thức quản lý nhà nước từ chủ yếu tiền kiểm sang chủ yếu hậu kiểm; xoá bỏ căn bản tình trạng một mặt hàng chịu quản lý, kiểm tra chuyên ngành của nhiều hơn một cơ quan; giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan từ 26% hiện nay xuống còn dưới 10%.
Đồng thời, dự thảo đề ra mục tiêu hoàn thành việc bãi bỏ ít nhất 1/3 đến 1/2 số quy định hiện có về điều kiện kinh doanh; kiến nghị bãi bỏ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thu hẹp Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư. Đẩy nhanh tiến độ ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện dịch vụ công trực tuyến để đến hết năm 2018, hầu hết các dịch vụ công phổ biến, liên quan đến người dân, DN được cung cấp ở mức độ 3 và 4.
Cải thiện năng lực cạnh tranh ngành du lịch thêm khoảng 10 bậc (hiện ở hạng 67). Từng bước giảm chi phí logistic trong nền kinh tế xuống mức bằng khoảng 18% GDP (hiện hơn 20% GDP); cải thiện Chỉ số hiệu quả logistics thêm khoảng 10 bậc (hiện xếp thứ 64).
Một mặt hàng xuất, nhập khẩu chỉ do một bộ quản lý
Để đạt được các mục tiêu này, các bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải trực tiếp chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh thuộc thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả đạt được trong phạm vi ngành, địa phương. Theo đó, các bộ, ngành, địa phương phải xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19 năm 2018, hoàn thành trước ngày 15/4/2018.
Kế hoạch hành động của các tỉnh, thành phố tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu là: Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện các chỉ số khởi sự kinh doanh, cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan, tiếp cận điện năng, đăng ký sở hữu và sử dụng tài sản, nộp thuế và bảo hiểm xã hội theo thông lệ quốc tế; ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ công; phối hợp hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, giảm tối đa số lần thành tra, kiểm tra doanh nghiệp, kể cả thanh tra, kiểm tra chuyên ngành…
Riêng về cải cách các quy định về kiểm tra chuyên ngành, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) được giao tập hợp, cung cấp danh mục hàng hoá thuộc diện kiểm tra chuyên ngành của các bộ, ngành có liên quan.
Các bộ, ngành được yêu cầu giảm ít nhất 50% các mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành trong từng lĩnh vực ngay trong năm 2018; quyết định Danh mục hàng hoá cụ thể được loại bỏ khỏi Danh mục kiểm tra chuyên ngành và quyết định bổ sung, sửa đổi Danh mục mới các hàng hoá kiểm tra chuyên ngành trong quý 2/2018.
Các cơ quan sớm hoàn thành việc rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các nghị định có liên quan nhằm: thay đổi chức năng, thẩm quyền của các bộ theo hướng đối với một mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chỉ do một bộ chịu trách nhiệm quản lý; đổi mới phương thức quản lý nhà nước từ chủ yếu tiền kiểm sang hậu kiểm theo nguyên tắc quản lý rủi ro và mức độ tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân trong quý 3/2018 và không áp dụng hình thức kiểm tra đối với từng lô hàng, trừ kiểm dịch.
Đồng thời, tạo môi trường cạnh tranh, minh bạch, khuyến khích phát triển thị trường các dịch vụ thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận; xoá bỏ độc quyền của một số tổ chức được các bộ quản lý chuyên ngành chỉ định như hiện nay./.
D.A
(责任编辑:World Cup)
- ·Vụ DN 'đòi nợ' được giải quyết, cao tốc QL45
- ·Video Nga phóng vệ tinh quân sự vào không gian
- ·Cơ sở 2, Bệnh viện Trung ương Huế: Khai trương đơn vị chạy thận nhân tạo và Hồi sức tích cực
- ·Bắt xe tải chở hàng lậu trị giá trên 900 triệu đồng
- ·Tạm giam người đàn ông lăng mạ, truy đuổi CSGT
- ·Giá lúa gạo hôm nay ngày 6/5: Tiếp tục xu hướng đi ngang
- ·Ngân hàng thuần số cho phép khách hàng xây dựng lộ trình đầu tư từ 10.000 đồng
- ·Ông Vương Nghị lần đầu phát biểu trên cương vị Ngoại trưởng Trung Quốc
- ·Agribank sẽ trao thưởng 1 tỷ đồng khi Đội tuyển Việt Nam vô địch Giải Bóng đá Đông Nam Á 2024
- ·Hàn Quốc tuyên bố Triều Tiên phóng tên lửa hành trình ra biển
- ·Cán bộ Đoàn sáng tạo, hăng say cống hiến
- ·Bộ Y tế đề xuất danh mục dược liệu độc sử dụng làm thuốc
- ·Phạt, truy thu hàng trăm triệu đồng từ mặt hàng thuốc thú y nhập khẩu
- ·TPHCM: Phát hiện 3 kho chứa hàng vi phạm
- ·Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
- ·Tặng 140 suất quà cho bệnh nhân nghèo chạy thận
- ·Đông Nam Á
- ·Cán bộ y tế Nhà nước không được đứng đầu bệnh viện tư nhân
- ·Tây Nguyên, Nam Bộ mưa nhiều nhất cả nước
- ·35% loại ung thư do dinh dưỡng, ăn uống