Chiến tranh đi qua song những di chứng mà nó để lại vẫn hiện diện. Điển hình là các tổn thương do chất độc da cam (dioxin) gây ra cho nhiều thế hệ người Việt Nam. Thế nhưng,ốnsáchphơibàysựthậtvềhóachấtmàMỹrảixuốngViệxem bd.live ít người biết rằng ngay cả những cựu binh Mỹ cũng bị ảnh hưởng bởi hành động ấy.
Bằng trải nghiệm của bản thân cũng như nỗ lực nghiên cứu tài liệu lịch sử, Patrick Hogan đã tái hiện lại những diễn biến lịch sử, qua đó lên án hành động phi nhân tính, kêu gọi thêm các nỗ lực để sự hy sinh của những người lính được đền đáp xứng đáng.
Patrick Hogan là cựu chiến binh từng đóng quân tại Việt Nam từ tháng 9/1966 đến tháng 6/1969. Khi mới nhập ngũ, ông nhận nhiệm vụ tiếp nhận và quản lý hàng hóa thiết yếu ở Tổng kho Cam Ranh (Khánh Hòa). Trong thời gian này, ông thường chứng kiến những lần máy bay phun rải hóa chất nhưng không biết đó là chất gì. Sau khi rời Việt Nam, ông trở về Mỹ và đảm nhận công việc cảnh sát.
Kể từ những năm 1970, ông thấy cơ thể đang suy yếu dần khi phải đối mặt với loạt căn bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim, rối loạn tiêu hóa và hô hấp. Năm 2012, sau khi nghe bài diễn thuyết của cựu Tổng thống Barack Obama về chiến tranh Việt Nam, Hogan đã điều tra về hậu quả của việc tiếp xúc với chất độc da cam, từ đó ý tưởng về cuốn sách Mùa xuân vắng lặng - Mùa thu chết chóc của chiến tranh Việt Namdo Phương Nam Book phát hành dần được thành hình.
Được viết bởi một cựu binh từng tham gia tham chiến, cuốn sách ghi lại những năm đầu tiên mà tác giả đặt chân đến Việt Nam. Qua lời kể, độc giả sẽ hình dung được những khó khăn, thiếu thốn mà binh sĩ phải đối mặt: từ việc cư trú trong những căn nhà đơn sơ được gọi là "chuồng ngựa", xung quanh chỉ toàn cát và nhiệt độ cao, cho đến áp lực tâm lý nặng nề.
Patrick Hogan cũng mô tả chi tiết về chiến thuật du kích của Quân đội Việt Nam, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng cũng như sự đa dạng sinh học. Đáng chú ý, ông đề cập đến vai trò của côn trùng - một trong những nguyên nhân dẫn đến quyết định gây tranh cãi của chính quyền Mỹ khi sử dụng chất chứa dioxin trên chiến trường.
Patrick Hogan tin rằng những bệnh lý này là hậu quả lâu dài của việc tiếp xúc với các hóa chất do chính phủ Mỹ sử dụng trong chiến tranh. Nhưng khi ông nộp đơn yêu cầu bồi thường đến Bộ Cựu chiến binh Mỹ (DVA), cơ quan này đã từ chối với lý do thiếu bằng chứng xác thực.
Không chấp nhận kết luận thiếu thuyết phục, Patrick Hogan quyết tâm tìm kiếm sự thật. Ông đào sâu nghiên cứu về các khía cạnh sinh học, hóa học của những chất độc đã được sử dụng, đồng thời tham khảo các công trình khoa học mới nhất nhằm củng cố lập luận của mình. Với kinh nghiệm điều tra từ thời làm sĩ quan cảnh sát, Hogan lần tìm những hồ sơ giải mật, qua đó phác họa bức tranh toàn cảnh về bối cảnh lịch sử của cuộc chiến.
Chia sẻ về tác phẩm, Hogan bày tỏ: "Đây là câu chuyện về chiến tranh, về sự giận dữ và cuồng nộ, một biên niên sử được viết trong đau buồn và hy vọng. Nó đại diện cho tiếng nói của vô số cựu binh từng phục vụ tại Việt Nam. Cuốn sách đi sâu vào các hóa chất độc hại đã được sử dụng và ảnh hưởng của chúng lên những người lính. Đáng chú ý, nhiều chất trong số đó vẫn đang được sử dụng tại Mỹ cho đến ngày nay. Đây là hành trình phơi bày những sự thật mà chính phủ Hoa Kỳ chưa từng và chưa bao giờ muốn công khai".
Bằng lối viết chi tiết, sâu sắc và đầy sức mạnh, tác phẩm không chỉ là lời cảnh tỉnh về tội ác chiến tranh, mà còn là hồi chuông cảnh báo khi các loại thuốc diệt cỏ, trừ sâu có độc tính tương tự đang được sử dụng tràn lan trong nông nghiệp hiện đại.
Phước Sáng
Cuốn sách tưởng tượng về thế giới sau thảm họa hạt nhânCuốn sách "Xanh ở Nebo" của tác giả Manon Steffan Ros mở ra một thế giới sau thảm họa hạt nhân - một bức tranh hoang tàn nhưng lại đầy cảm xúc và chan chứa yêu thương.