当前位置:首页 > Thể thao

【thanh hoa vs】'Khủng hoảng' Yeah1: Đừng 'nhờn' với doanh nghiệp nước ngoài!

Sự việc Youtube ngừng thỏa thuận lưu trữ nội dung với các công ty con của CTCP Tập đoàn Yeah1 như: Yeah1 Network,ủnghoảngYeahĐừngnhờnvớidoanhnghiệpnướcngoàthanh hoa vs ScaleLab và SpringMe... là một trong những thông tin gây xôn xao giới doanh nghiệp thời gian gần đây. Theo đó, Yeah1 chứa nội dung không thân thiện với nhà quảng cáo, vi phạm nguyên tắc cộng đồng Youtube (phản cảm, khiêu dâm, kích động, bạo lực), sử dụng nội dung do người khác sở hữu bản quyền... 

Hàng loạt lùm xùm kéo theo sự vụ trên khiến Yeah1 bốc hơi hàng ngàn tỷ đồng, thậm chí họ phải đau đớn bán đi “con cưng” của mình là ScaleLab với giá 12 triệu USD (trong khi mua vào 20 triệu USD); giá trị cổ phiếu giảm 9 lần liên tiếp, còn 127.000 đồng/cổ, giảm 48% giá trị vốn hóa.

Sau vụ việc trên, các chuyên gia kỹ thuật số nhìn nhận mô hình kinh doanh của Yeah1 là phù hợp với xu thế phát triển của thế giới mạng nhưng tiềm ẩn rủi ro rất lớn nếu không cân bằng giữa phát triển và kiểm soát chặt chẽ hệ thống. Sự cố xảy ra với Yeah1 là bài học nhỡn tiền cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các Startup công nghệ khi bước chân ra "biển lớn", bắt tay với doanh nghiệp công nghệ hàng đầu trên thế giới. 

Chất lượng Việt Nam Online đã có có cuộc trò chuyện với Chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long (Truyền thông Trăng Đen) để cùng "mổ xẻ" rõ hơn vấn đề này.

Sau hàng loạt lùm xùm về nội dung không thân thiện, vi phạm nguyên tắc cộng đồng Youtube… CTCP Tập đoàn Yeah1 đã bị Youtube ngưng thỏa thuận lưu trữ nội dung. Việc "trừng phạt" này đã khiến Yeah1 lao đao, thậm chí phải chuyển nhượng 100% ScaleLab. Theo ông, đâu là lý do khiến Yeah1 rơi vào khủng hoảng?

Theo tôi, doanh thu của Yeah1 những ngày qua liên tục giảm, giá cổ phiếu rớt sàn liên tiếp là hệ quả bước đầu của khủng hoảng mà doanh nghiệp này mắc phải. Doanh thu của Yeah1 đến từ nhiều nguồn, đặc biệt là Youtube. Nên việc Youtube ngừng thỏa thuận lưu trữ nội dung với các công ty con sẽ làm giảm lượng xem (2/3 người xem) của Yeah1, cũng như doanh thu từ mảng này.

Hơn nữa, nhiều thông tin tiêu cực cũng làm ảnh hưởng đến thương hiệu, đặc biệt là uy tín trong các mối quan hệ làm ăn với đối tác trong và ngoài nước.

Có ý kiến cho rằng, rủi ro của Yeah1 nằm ở chỗ hợp tác với hai nền tảng kỹ thuật, công nghệ phổ biến hiện nay là Facebook và Google. Ông đánh giá về điều này ra sao?

Theo tôi nhận xét như vậy dễ gây hiểu lầm. Nói chính xác hơn thì rủi ro của Yeah1 nằm ở chỗ họ quá phụ thuộc vào 2 nền tảng này. Tuy nhiên để công bằng, cần phải nói thêm rằng đâu chỉ Yeah1, rất nhiều công ty truyền thông quảng cáo khác cũng đang có rủi ro như vậy. Ví dụ, các công ty chuyên làm đại lý quảng cáo cho Google, Facebook.

Rủi ro không hẳn chỉ nằm ở mô hình không “để trứng ra nhiều giỏ”, mà còn ở chỗ Google, Facebook là doanh nghiệp nước ngoài và họ đã có tiền lệ bị cấm ở một số quốc gia. Nếu vì lý do nào đó điều này xảy ra ở Việt Nam thì đương nhiên các doanh nghiệp kiểu như Yeah1 cũng sẽ lao đao. Tuy nhiên, cá nhân tôi cho rằng khả năng này rất thấp.

Theo ông, viễn cảnh nào sẽ xảy ra nếu Yeah1 không thể bắt tay lại với Youtube?

Theo tôi, viễn cảnh kinh doanh sẽ rất xấu nếu Yeah1 không tìm được cách hợp tác lại với Youtube. Chúng ta phải hiểu mô hình MCN của Yeah1 với Youtube nói nôm na giống như nhà phân phối cấp cao.

Ví dụ, với mô hình bán điện thoại thì Samsung, Apple, Oppo… là nhà sản xuất; Thế giới Di động, FPT Shop là nhà phân phối. Nếu vì lý do nào đó Apple ngừng hợp tác với FPT Shop thì cửa hàng của họ sẽ mất nguồn doanh thu lớn vì khách hàng sẽ kéo hết qua Thế giới Di động để mua iPhone, iPad.

 Viễn cảnh nào sẽ xảy ra nếu Yeah1 không tìm được cách hợp tác lại với Youtube? Ảnh minh họa

分享到: