【bóng đá lưu trực tiếp】Tình hình Biển Đông mới nhất hôm nay ngày 7/7/2016

时间:2025-01-11 01:42:19来源:Empire777 作者:La liga

TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấthômnayngàbóng đá lưu trực tiếpo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông hiện nay trên báo VietNamNet, mới đây Trung Quốc đã đưa trực thăng tấn công WZ-10 tham gia tập huấn bay tại địa điểm không được tiết lộ trên Biển Đông, trong khuôn khổ cuộc tập trận kéo dài từ ngày 5 – 11/7/2016. Cụ thể, website của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay, một lữ đoàn không quân đã kết hợp với Tập đoàn quân số 42 của Chiến khu miền Nam tiến hành tập trận huấn luyện bay tại Biển Đông.

Trung Quốc thường xuyên tổ chức tập trận trái phép bất chấp có thể khiến tình hình Biển Đông ‘tăng nhiệt’

Trung Quốc thường xuyên tổ chức tập trận trái phép bất chấp có thể khiến tình hình Biển Đông ‘tăng nhiệt’

Trước đó, một bản tin khác đăng tải thông tin Hải quân Trung Quốc sẽ tiến hành tập trận hải quân và không quân trong một khu vực kéo dài từ đảo Hải Nam cho tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Theo tiết lộ từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc, đợt tập trận có sự tham gia của rất nhiều tàu thuyền của Hải quân, các máy bay cánh cố định, trực thăng và các trang thiết bị khác.

Các trực thăng tham gia cuộc tập trận phi pháp trên đều được trang bị vũ khí hạng nặng, với hỏa lực áp đảo tấn công các mục tiêu trên mặt đất hoặc trên biển. Đáng chú ý, đợt tập trận phi pháp mới nhất của Trung Quốc trên Biển Đông có sự xuất hiện của WZ-10 (hay còn gọi là Z-10), trực thăng tấn công tối tân nhất hiện nay của quân đội nước này.

WZ-10 của Trung Quốc là loại trực thăng mới được phát triển vào giữa những năm 1990. WZ-10 là nhóm các trực thăng tấn công hiện đại đầu tiên của Trung Quốc, được cho là cùng lớp với loại AH-2 Rooivalk (của Nam Phi) và A-129 Mangusta (của Italy) nhưng lại không mạnh bằng AH-64 Apache (của Lục quân Mỹ).  Với khả năng không chiến trong giới hạn nhất định, nhiệm vụ hàng đầu của WZ-10 là chống lại các lực lượng thiết giáp và cắt đứt các tuyến tiếp tế.

Các vũ khĩ mà WZ-10 có thể bao gồm súng nòng 30mm, các tên lửa dẫn đường chống tăng HJ-8 và HJ-9 (có thể sánh với tên lửa TOW-2A), và tên lửa chống tăng tân tiến HJ-10 (có thể sánh với tên lửa AGM-114 Hellfire) và tên lửa không đối không TY-90. Bên cạnh đó, trực thăng còn mang theo các ống phóng hỏa tiễn.

Trước việc Trung Quốc thông báo sẽ tiến hành tập trận từ ngày 5 - 11/7/2016 với phạm vi bao trùm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ: “Hành động này của phía Trung Quốc một lần nữa xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo Cấp cao hai nước, vi phạm luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)”.

Việt Nam phản đối mạnh mẽ cuộc tập trận trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông từ ngày 5 – 11/7/2016

Việt Nam phản đối mạnh mẽ cuộc tập trận trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông từ ngày 5 – 11/7/2016

“Việt Nam phản đối mạnh mẽ và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hành xử có trách nhiệm, chấm dứt ngay và không có những hành động đe dọa đến an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông hay làm gia tăng căng thẳng tại khu vực này”, ông Lê Hải Bình nhấn mạnh.

Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay trên báo Tin tức (kênh thông tin của Chính phủ do TTXVN phát hành), Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại thủ đô Washington (Mỹ) sẽ tổ chức Hội thảo Biển Đông thường niên lần thứ 6 vào ngày 12/7 tới. Đây là diễn đàn để giới chuyên gia, học giả của Mỹ cũng như các nước trao đổi về những diễn biến mới nhất và phân tích các lựa chọn chính sách tại vùng biển này.

Hội thảo Biển Đông thường niên lần thứ 6 có sự tham gia của các chuyên gia, học giả hàng đầu và các quan chức cấp cao tới từ Mỹ, Philippines, Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Australia và Malaysia. Đại diện của Việt Nam tham dự cuộc hội thảo năm nay là PGS.TS Nguyễn Vũ Tùng, quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao.

Hội thảo Biển Đông thường niên lần thứ 6 năm 2016 do Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á của CSIS tổ chức sẽ diễn ra trong một ngày và được chia làm 4 phiên thảo luận chính gồm: Vấn đề pháp lý và các bước đi tiếp theo ở Biển Đông; tình hình Biển Đông trong năm 2016; quân sự hóa và xây dựng năng lực ở Biển Đông; và vấn đề môi trường.

Các chuyên gia, học giả sẽ thảo luận về những vấn đề tồn đọng từ lâu cũng như các diễn biến mới nổi thời gian gần đây tại một trong những tuyến hàng hải quan trọng nhất thế giới này, đồng thời thời đánh giá về những tác động địa chiến lược đối với khu vực. Đặc biệt, lần đầu tiên hội thảo của CSIS có một phiên thảo luận về những thiệt hại đối với môi trường và hệ sinh thái Biển Đông bắt nguồn từ những hoạt động tăng cường quân sự mới đây.

Hội thảo Biển Đông thường niên lần thứ 6 diễn ra đúng ngày PCA ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông

Hội thảo Biển Đông thường niên lần thứ 6 diễn ra đúng ngày PCA ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông

Hội thảo Biển Đông thường niên năm 2016 được dư luận đặc biệt quan tâm vì sự kiện này diễn ra đúng ngày Toà Trọng tài Thường trực (PCA) có trụ sở tại La Hay (Hà Lan) dự kiến ra phán quyết về vụ Philippines kiện các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tại cuộc hội thảo với chủ đề “Phân xử Biển Đông: Dự đoán các bước đi và biện pháp đối phó tiếp theo” cũng do CSIS tổ chức hôm 20/6 vừa qua, các học giả đã đưa ra những phân tích và dự báo về phán quyết của PCA đối với vụ kiện của Philippines, trong đó phần lớn các chuyên gia CSIS đều nhận định kịch bản dễ xảy ra nhất là PCA sẽ bác bỏ “đường chín đoạn” (đường lưỡi bò) không có cơ sở pháp lý của Trung Quốc ở Biển Đông.

Nước mắt hòa nước mưa tiễn nữ giám thị bị sát hại đi nốt đoạn đường cuối(VietQ.vn) - Mặc trời mưa nặng hạt, vào chiều qua 6/7, hàng trăm người đã có mặt tại nhà nữ giám thị bị sát hại Phạm Thị Oanh để tiễn cô đi nốt đoạn đường cuối.
相关内容
推荐内容