Đoàn đại biểu TP.HCM kiểm tra Cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Bình Chánh (TP.HCM). Ảnh Internet TheĐềnghịcưỡngchếDNkhôngkhắcphụctìnhtrạngônhiễmmôitrườkết quả bóng đá c1 châu âuo đánh giá của UBND TP.HCM, hiện nay Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ chưa có quy định cụ thể biện pháp cưỡng chế trong trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc ban hành Quyết định cưỡng chế đối với các tổ chức, cá nhân vì trong Quyết định cưỡng chế phải ghi rõ biện pháp cưỡng chế được áp dụng. Các tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính mặc dù không thuộc đối tượng bị tạm đình chỉ hoạt động hoặc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (theo Thông tư 04/2012/TT-BTNMT ngày 8-5-2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chí xác định gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng) nhưng cơ sở sản xuất vẫn tồn tại xen cài trong khu dân cư. Nếu không giải quyết triệt để các trường hợp này sẽ dẫn đến môi trường ô nhiễm kéo dài, gây bức xúc trong dân cư. Trong thời gian qua, UBND TP.HCM đã xử phạt nhiều tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 179/2013/NĐ-CP). Trong quyết định xử phạt hành chính, ngoài hình thức phạt chính là phạt tiền, còn buộc tổ chức, cá nhân phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều tổ chức, cá nhân chỉ chấp hành hình thức xử phạt chính, không thực hiện hoặc thực hiện chưa triệt để các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. |