VHO - Nhằm trau dồi thêm kinh nghiệm thực tế phục vụ công tác giảng dạy bộ môn Giáo dục địa phương,ơngiáoviênHàNộitrảinghiệmtạiVănMiếcoi tỷ số bóng đá ngày 29.9, hơn 3.000 giáo viên Hà Nội đã tham gia trải nghiệm thực tế tại 2 di tích trọng điểm trên địa bàn Thủ đô là Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long.Hơn 3.000 giáo viên đến từ 30 quận, huyện trên địa bàn Hà Nội đã tham gia chương trình trải nghiệm thực tế chuyên môn nằm trong Đề án “Bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Hoạt động trải nghiệm chuyên môn này có ý nghĩa thiết thực trong khuôn khổ chương trình bồi dưỡng Hà Nội học. Chương trình do Ban chuyên môn đề án Hà Nội học, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội triển khai tại 2 di tích có vị trí đặc biệt trên bản đồ khám phá các giá trị di sản văn hóa của Thủ đô Hà Nội: Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu- Quốc Tử Giám và Khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long. Hơn 3000 giáo viên đều là các thầy cô được phân công giảng dạy bộ môn Giáo dục địa phương của Hà Nội, đang tham gia tập huấn trong thời gian từ tháng 7- 10.2024. Hoạt động hoạt động trải nghiệm thực tế, trao đổi chuyên môn có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác giảng dạy của đội ngũ giáo viên này. Ngoài các buổi tập huấn với chuyên gia về nội dung bộ môn Giáo dục địa phương, các giáo viên tham gia đề án đã được tổ chức tiếp cận với các địa điểm di sản trọng điểm của Thủ đô, tham gia các hoạt động tại các di tích quan trọng này như trải nghiệm, khám phá ý nghĩa các di tích, di sản; xem phim tư liệu, tìm hiểu công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích… Theo các giáo viên tham gia chương trình, hoạt động trải nghiệm thực tế giúp các thành viên tiếp thu được nhiều hơn, sâu sắc hơn những kiến thức về các di sản văn hóa của Hà Nội. Đặc biệt, Đề án giúp nhà giáo có những cái nhìn đầy đủ hơn về đời sống văn hóa Thủ đô đặt trong bối cảnh đời sống hiện nay, từ đó có thể truyền tải một cách gần gũi nhất tới những học sinh của mình về tinh thần yêu nước, niềm tự hào là công dân Thủ đô. Với sự quan tâm, chỉ đạo từ các cấp, kết hợp với bồi dưỡng thực tế, các thầy cô có thêm nhiều tư liệu bồi đắp cho bài giảng phong phú hơn, thực tế hơn, tạo cảm xúc hứng khởi cho học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập, hướng tới rèn luyện những năng lực cần có với học sinh theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018. Hiện nay, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đang bồi dưỡng cho 6.200 học viên về các nội dung của bộ môn Hà Nội học. Theo TS Lê Thị Thu Hương (Trưởng Khoa Văn hóa- Du lịch, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội), thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17.3.2021 của Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2025 về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 4910/QĐ-UBND ngày 8.12.2022 của UBND TP. Hà Nội về việc phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên phổ thông trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã phối hợp với Sở GD & ĐT Hà Nội đã tổ chức hơn 30 lớp bồi dưỡng về Hà Nội học ở các địa bàn của TP. Hà Nội. Qua đó, Nhà trường đã đào tạo cho 6.200 học viên học về các nội dung cơ bản và cốt lõi của Hà Nội học cũng như phương pháp tổ chức và quản lý ngành học này. TS. Lê Thị Thu Hương chia sẻ, để học sinh Thủ đô hiểu Hà Nội, yêu Hà Nội và có trách nhiệm với vùng đất nơi các em sinh ra và lớn lên, vai trò của các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy nội dung Hà Nội học rất lớn. Để có thể truyền tải thông điệp ý nghĩa, nhân lên tình yêu với Hà Nội ở mỗi học sinh, các thầy cô cần hiểu sâu sắc về Hà Nội- Thủ đô ngàn năm văn hiến, Thành phố vì hòa bình. BTC kỳ vọng qua đợt bồi dưỡng này, đội ngũ giáo viên tham gia chương trình sẽ thu nhận được những kiến thức bổ ích về Thủ đô và truyền tải tốt nhất tới học sinh những kiến thức theo chương trình Giáo dục địa phương của Hà Nội. |