【bảng điểm hạng nhất anh】Tránh “bẫy” tăng trưởng cho sầu riêng
Sầu riêng đột phá xuất khẩu Sầu riêng lọt vào "câu lạc bộ" xuất khẩu tỷ USD |
Ảnh minh họa. |
Sầu riêng Việt Nam đang có sự thuận lợi và sự đón nhận của các thị trường xuất khẩu, trong đó thị trường Trung Quốc là chủ yếu. Bên cạnh đó, Cục Bảo vệ Thực vật- Bộ NN&PTNT cũng báo tin vui, hiện các thủ tục để mở cửa xuất khẩu trái cây này sang Ấn Độ đang được hoàn tất- đây là thị trường tỷ dân đầy tiềm năng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế, chuyên gia nông nghiệp cảnh báo, mỗi mặt hàng nông sản khi có tốc độ tăng trưởng nhanh, cơ hội rộng mở đều gắn với “bẫy” tăng trưởng. “Bẫy” này đó là: người dân ồ ạt gia tăng diện tích vùng trồng bằng mọi cách tiềm ẩn rủi ro về chất lượng trái cây; lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật; tranh mua, tranh bán dẫn đến gây nhiễu loạn thị trường, bẻ gãy chuỗi liên kết; tình trạng thiếu tuân thủ quy định về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói... Tại Diễn đàn “Nhận diện thực trạng liên kết tiêu thụ, xuất khẩu sầu riêng 2023 và giải pháp phát triển hiệu quả, bền vững ngành hàng sầu riêng Việt Nam” vừa được tổ chức tại Đắk Lắk mới đây, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cũng cho rằng “trước đây, đã có nhiều ngành hàng tiềm năng ban đầu, rất háo hức phát triển nhưng sau đó rơi vào bi kịch, vì chúng ta nghĩ thời cơ nhiều hơn là nhận diện thách thức”.
Nhìn thẳng thực tế, những “bẫy” tăng trưởng của trái sâu riêng cũng đã xuất hiện, như: tình trạng người trồng phá hợp đồng để bán giá cao, vi phạm về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói... Do đó, để trái sầu riêng tận dụng tối đa các cơ hội lớn đang mở ra, phát triển bền vững và trở thành mặt hàng trái cây chiến lược của ngành nông nghiệp, cần những giải pháp để tránh trái sầu riêng mắc “bẫy” tăng trưởng. Trước tiên, để tránh nguy cơ bị áp các biện pháp kiểm soát chặt từ thị trường Trung Quốc, việc quản lý chặt chẽ mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói cần được làm chặt chẽ từ khâu ban đầu trong quy trình xuất khẩu. Điều này cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan quản lý hữu quan, chính quyền địa phương. Đồng thời, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh, xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm để bảo vệ người làm ăn chân chính. Cần có những hành động cụ thể, quyết liệt để phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng đến các cấp chính quyền, hợp tác xã, doanh nghiệp và người trồng sầu riêng. Về lâu dài, ngành nông nghiệp cần tái cấu trúc ngành hàng theo hướng bền vững, quy hoạch vùng trồng khoa học và kiểm soát chặt chẽ, tăng cường mối liên kết trong chuỗi kinh doanh. Mở được cơ hội thị trường đã khó nhưng tận dụng và phá triển bền vững cho ngành hàng lại khó hơn. Tại Diễn dàn nêu trên, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh: “Các doanh nghiệp cần thấm nhuần tư tưởng kinh doanh, buôn bán sầu riêng không chỉ vì lợi nhuận mà còn là trách nhiệm với nền nông nghiệp quốc gia; bán một trái sầu riêng ra nước ngoài còn mang cả hình ảnh quốc gia”.