当前位置:首页 > La liga

【bóng đá số lạc】Tăng cường đầu tư phát triển kinh tế

tang cuong dau tu phat trien kinh te xa hoi vung kho khan

Phát triển giao thông miền núi. Ảnh minh họa.

Theăngcườngđầutưpháttriểnkinhtếbóng đá số lạco báo cáo của Vụ Hợp tác Quốc tế, Ủy ban Dân tộc, sau 2 năm thực hiện đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số” (gọi tắt là đề án 2214), đã có hàng nghìn tỷ đồng từ cộng đồng trong nước và quốc tế đầu tư vào vùng dân tộc và miền núi.

Tiêu biểu như trong lĩnh vực giao thông vận tải, đã huy động vay và tài trợ đạt 500 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cùng các nhà tại trợ khác; lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng thu hút được 700 triệu USD; lĩnh vực nông, lâm nghiệp thu hút được hơn 300 triệu USD…

Còn theo đại diện Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nguồn lực từ ngân sách nhà nước được bố trí thực hiện chính sách dân tộc miền núi trong 5 năm 2011-2015 tăng 36.000 tỷ đồng so với giai đoạn trước, chiếm gần 30% tổng nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ Trung ương cho các địa phương.

Nhận xét về công tác giảm nghèo của Việt Nam trong thời gian qua, bà Cáit Moran, Đại sứ Ireland tại Việt nam cho hay, Việt Nam đã đạt được tiến bộ to lớn như đã thu gọn các chính sách giảm nghèo để tăng cường tính gắn kết và hiệu quả, công bố khung hành động cho người dân tộc thiểu số cùng hai chương trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo bền vững và Xây dựng nông thôn mới...

Tuy nhiên, cũng theo bà Đại sứ Ireland, công tác này vẫn còn nhiều thách thức, cần sự phối hợp mạnh mẽ hơn nữa từ các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước.

Cũng nói về những khó khăn tồn tại trong công tác phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc, miền núi, Vụ Hợp tác Quốc tế, Ủy ban Dân tộc cho rằng, một số bộ, ngành và địa phương chưa thực sự vào cuộc, sự phối kết hợp chưa nhịp nhàng trong quá trình gắn kết, chia sẻ thông tin giữa khả năng đầu tư và viện trợ của các đối tác với nhu cầu của các địa phương.

Bên cạnh đó, các vốn ODA, tổ chức phi chính phủ chủ yếu tập trung vào vùng thuận lợi, khu vực miền núi đặc biệt khó khăn ít quan tâm hơn. Đặc biệt, rào cản còn đến từ phong tục tập quán của địa phương làm ảnh hưởng đến quá trình vận động giúp đỡ tài trợ.

分享到: