当前位置:首页 > World Cup

【bd ltd duc】Xu hướng thi công xanh trong ngành xây dựng, giao thông hướng tới phát triển bền vững

Thi công xanh,ướngthicôngxanhtrongngànhxâydựnggiaothônghướngtớipháttriểnbềnvữbd ltd duc giảm phát thải đã trở thành xu hướng phát triển bền vững. Ảnh minh họa

Tiêu chuẩn và công nghệ mới trong thi công xanh

Trên thế giới, xu hướng thi công xanh đang được áp dụng tại hơn 80 quốc gia với các bộ tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh khác nhau. Một số tiêu chuẩn tiên tiến như LEED (Mỹ), BREEAM (Anh), và BCA Green Mark (Singapore) đã thiết lập những khung đánh giá định lượng và định tính nhằm đo lường hiệu quả bền vững của các công trình xây dựng. Chẳng hạn, khung LEED bao gồm 8 hạng mục với các tiêu chí cụ thể, trong khi BREEAM cung cấp 12 hạng mục đánh giá đa chiều.

Tại Việt Nam, Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã khẳng định mục tiêu quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị bền vững theo hướng xanh, văn minh và giàu bản sắc, với kiến trúc hiện đại và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, thực tế hiện tại cho thấy chưa có hệ tiêu chí bắt buộc cho việc chuyển đổi xanh trong xây dựng, dẫn đến việc các chủ đầu tư tự thực hiện đăng ký đạt chuẩn công trình xanh.

Về thực trạng các công trình, theo TS. Phan Hữu Duy Quốc - Thành viên HĐQT Tổng công ty Xây dựng số 1 kiêm Phụ trách khoa học công nghệ phía Nam, Tổng hội Xây dựng Việt Nam, các dự án giao thông tại Đồng bằng sông Cửu Long đang gặp khó khăn do việc phụ thuộc vào cát. Việc nghiên cứu thi công cầu cạn có thể giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Công nghệ bê tông mới hiện nay có cường độ cao gấp ba lần so với cách đây năm năm, giúp giảm số lượng trụ và kéo dài nhịp cầu, từ đó giảm sự phụ thuộc vào cát.

Ngoài ra, TS. Phan Hữu Duy Quốc còn đề xuất áp dụng mô hình đường trên cao cho các dự án BOT tại TP. Hồ Chí Minh, giúp giảm chi phí giải phóng mặt bằng và giảm thiểu tác động đến môi trường. Việc sản xuất cấu kiện đúc sẵn tại nhà máy và lắp đặt vào ban đêm sẽ hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông.

Vật liệu và quy trình thi công xanh

Ông Phạm Thanh Tú - Tổng Giám đốc Công ty CP Bê tông đường thủy cho biết, việc cung ứng bê tông bằng đường thủy giúp tiết kiệm chi phí và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hệ thống trạm trộn bê tông đường thủy được thiết kế đặc biệt, có khả năng nâng hạ độ cao và di chuyển linh hoạt trên mặt nước, mang lại hiệu quả cho các công trình gần đường thủy.

Các nhà sản xuất vật liệu xây dựng cũng đã bắt đầu áp dụng công nghệ xanh. Ông Nguyễn Hoàng Hà - Giám đốc Tư vấn kỹ thuật và Phát triển kinh doanh Fico-YTL chia sẻ, công ty đã nghiên cứu và phát triển dòng xi măng xanh, giảm phát thải từ 30-60% so với trước đây. Tuy nhiên, áp lực giảm CO2 trong ngành xi măng vẫn là một thách thức lớn.

PGS. TS Trần Văn Miền - Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cũng chia sẻ về công nghệ in 3D bê tông: "Hiện nay, Đại học Bách khoa đang nghiên cứu công nghệ in 3D thiết kế thi công tự động hóa không cần ván khuôn. Loại bê tông đặc biệt này sẽ in theo mô hình đã được lập trình.

Ưu điểm của công nghệ này là nhân công ít, lượng phát thải công trình xây dựng thấp, tốc độ thi công nhanh 24/24h. Công nghệ này hướng đến các kiến trúc độc đáo, không lặp lại. Thậm chí, các loại ván khuôn bằng bê tông sau này có thể tận dụng làm cấu kiện trong xây dựng.

Việc in 3D cũng giúp lưu trữ, “nhốt” CO2 cũng tốt hơn (tức nhốt CO2 trong bê tông). Các nước áp dụng công nghệ in 3D vào thi công cầu bộ hành, nhịp cầu ngắn qua kênh khoảng 15-20m, hay cầu đi bộ (trong các khuôn viên tại Hà Lan). Tuy nhiên, việc này Đại học Bách khoa chỉ mới bắt đầu nghiên cứu, do chưa có tiêu chuẩn định mức cho loại công nghệ này để áp dụng vào các công trình đại trà.

Chia sẻ thêm về công nghệ trong sản xuất, thi công xây dụng TS Nguyễn Hữu Duy Quốc cho biết, hiện nay, công nghệ mới khi trộn bê tông tươi cũng có thể “nhốt”, gom khí CO2 hóa lỏng để giảm phát thải.

“Mặc dù vậy, các chuyển động về công nghệ vẫn khá mới mẻ, việc luật hóa các tiêu chí để đẩy nhanh quá trình ứng dụng vật liệu xanh vào công trình vẫn khá chậm. Ví dự như câu chuyện về bê tông nhựa rỗng thoát nước, mặc dù đã du nhập công nghệ vào Việt Nam từ 10 năm trước nhưng đến nay, sau 10 năm nghiên cứu, xây dựng định mức đơn giá mới có thể ứng dụng vào dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh và sắp tới là Vành đai 4. Khá chậm, nhưng công nghệ mới nào đưa vào cuộc sống cũng có độ trễ”, ông Quốc cho biết.

Xu hướng thi công xanh trong ngành giao thông và xây dựng đang trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm hướng tới phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều thách thức trong việc áp dụng các công nghệ và quy chuẩn mới, nhưng việc thay đổi nhận thức và khuyến khích sử dụng vật liệu xanh là chìa khóa cho tương lai. Các nhà đầu tư và doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ để phát triển các giải pháp sáng tạo, đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành xây dựng Việt Nam.

Duy Trinh(t/h)

分享到: