【giải vdqg nga】Dịch Covid
Các doanh nghiệp thủy sản ĐBSCL ưu tiên hàng đầu phòng chống dịch. (Ảnh Công ty Thủy sản CADOVIMEX II) |
Nhiều DN dừng hoạt động vì có FO
Liên tục trong mấy ngày qua, nhiều DN thủy sản tại Đồng Tháp phải dừng hoạt động do có ca F0. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đồng Tháp, ngày 13/7, kết quả xét nghiệm khẳng định RT-PCR cho thấy 3 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 là người thuộc Công ty Cổ phần Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản CADOVIMEX II, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long, Chi nhánh Công ty Trách nhiệm hữu hạn USFEED, tại Khu Công nghiệp Sa Đéc. Đây là các trường hợp được phát hiện qua tầm soát chủ động của các doanh nghiệp cho các công nhân trước khi trở lại làm việc.
Ngay sau khi có kết quả test nhanh dương tính, 3 trường hợp này được đưa đi cách ly tập trung; đồng thời tổ chức phân luồng, cách ly riêng các công nhân làm việc chung phân xưởng của các công nhân mắc Covid-19. Qua rà soát ban đầu của 3 công ty, xác định được 105 F1.
Trước đó, ngày 12/7, Đồng Tháp cũng đã phát hiện 38 ca mắc Covid-19 đều là công nhân của Công ty TNHH Thuỷ sản Phát Tiến có trụ sở xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh. Hiện 38 công nhân đang được cách ly điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng.
Trong buổi làm việc với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Sa Đéc, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa ghi nhận sự nỗ lực trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 thời gian qua của các doanh nghiệp, trong đó xây dựng phương án phòng chống dịch, chủ động test tầm soát dịch bệnh cho người lao động, hợp tác đưa đi cách ly đối với các ca F0.
Ông Phạm Thiện Nghĩa yêu cầu 3 doanh nghiệp có ca mắc Covid-19 nêu trên tạm dừng hoạt động để phục vụ công tác phòng, chống dịch; đồng thời tiếp tục phối hợp ngành chức năng, các địa phương khẩn trương điều tra, khoanh vùng, truy vết các F1, F2 bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, nơi cư trú của công nhân; thông báo danh sách công nhân tới các địa phương, yêu cầu các trường hợp liên quan nhanh chóng liên hệ cơ quan y tế và chủ động khai báo.
Bảo vệ 4 triệu lao động
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, hiện nay, toàn ngành thủy sản Việt Nam có hơn 4 triệu lao động trên toàn chuỗi, riêng khu vực chế biến là hàng trăm ngàn lao động, tập trung phần lớn tại ĐBSCL, miền Nam và Nam Trung bộ.
Nhiều nhà máy sử dụng từ 500 - 3.000 lao động, một số nhà máy lớn sử dụng 5.000 - 10.000 người, mật độ lao động cao. Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang trở nên nghiêm trọng và ngày càng có dấu hiệu phức tạp, đặc biệt tại các khu công nghiệp và các nhà máy có sử dụng nhiều lao động. Thậm chí, thời gian gần đây, tình hình càng trở nên căng thẳng và nóng bỏng hơn khi số ca nhiễm ở TPHCM đang tăng mạnh và lan rộng sang các tỉnh xung quanh và ĐBSCL.
Đây thực sự đang là mối lo lớn của các doanh nghiệp, đặc biệt là các DN sử dụng nhiều lao động như thuỷ sản. Nhiều doanh nghiệp đã có kịch bản “sống chung với lũ”, sản xuất ăn nghỉ tại chỗ nếu dịch lan rộng.
Theo lãnh đạo Công ty CP thực phẩm Sao Ta, ngoài các kịch bản xây dựng sẵn, trước mắt và hàng giờ hàng ngày DN tập trung ứng phó các diễn biến mới xảy ra liên tục. Mới đây, tại Sóc Trăng, trại tôm nguyên liệu của Công ty CP Thực phẩm Sao Ta sắp thu hoạch, kết quả rất tốt. Bất ngờ xã kế bên có người từ Sài Gòn về kiểm tra dương tính, DN quyết đoán dứt khoát thu hoạch tôm càng nhanh càng tốt để giảm thiểu rủi ro.
Hiện các doanh nghiệp thủy sản ĐBCSL đang vào mùa vụ, chế biến hết công suất, việc giao hàng là một việc phải được duy trì liên tục, tránh gãy đổ trong chuỗi cung ứng và tác động xấu chuỗi chế biến. Chính vì thế, nhóm lái xe giao hàng các cảng tại TPHCM được các DN bố trí sắp xếp chỗ nghỉ tại chỗ, không về nhà cho tới khi có tình hình mới. Còn lại là hoạt động chế biến và cung ứng hậu cần.
Hiện nay, các DN chế biến thủy sản đều đang đặt vấn đề an toàn, phòng chống dịch Covid-19 là ưu tiên hàng đầu để tránh xảy ra sự cố đáng tiếc có thể khiến toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, XK bị dừng lại, gây thiệt hại lớn tới DN.
Do đó, các DN đều chủ động trang bị đầy đủ nhà vệ sinh, nơi nghỉ độc lập cho các tài xế tại nơi dỡ hàng, đảm bảo tài xế không vào khu vực sản xuất, không có tiếp xúc với nhân viên công ty và người dân địa phương. Ngoài ra, khi đi vào - ra các địa phương, nhà vận chuyển cũng nghiêm túc thực hiện việc test nhanh Covid-19 theo đúng quy định.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Đốt thực bì, cụ ông 74 tuổi bị chết cháy
- ·Gọi thoại quốc tế: Tiết kiệm chi phí, gọi càng nhiều nhận data càng lớn
- ·MobiFone ký hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
- ·MobiFone SmartHome
- ·Không được iOS 11 hỗ trợ, iPhone 5 sẽ sớm bị Apple khai tử?
- ·Gói cước dài kỳ với nhiều ưu đãi hấp dẫn cho trải nghiệm giải trí cực mê
- ·Chấm cam chấm xanh ở góc màn hình iPhone là gì?
- ·Triển khai dịch vụ Định danh và xác thực điện tử qua VneID trên App TPBank
- ·Xuất hiện loại mã độc mới tự tải về máy không cần click chuột
- ·Vay tiền online, người phụ nữ bị lừa mất 400 triệu đồng
- ·Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm
- ·Gọi thoại quốc tế: Tiết kiệm chi phí, gọi càng nhiều nhận data càng lớn
- ·MobiFone khai phá không gian mới để thành Tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam
- ·Vì sao thu hồi tên lửa thành công là bước tiến quan trọng cho nhân loại?
- ·Sắp mưa lớn từ miền Trung vào Nam, cần chủ động ứng phó sạt lở và lũ quét
- ·Smartwatch thời trang tích hợp GPS cho nữ giới mới của Garmin
- ·Dấu vết AI ở 'thánh địa khoa học' Nobel gây tranh cãi
- ·Cách lên xu hướng TikTok
- ·Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả
- ·Cách lên xu hướng TikTok