【ti so lecce】Doanh nghiệp ở đâu trong chuỗi cung ứng toàn cầu?
Tuy nhiên, với xuất phát điểm đều là các DN nhỏ và vừa, nguồn lực hạn chế, thiếu kinh nghiệm nên những nỗ lực tham gia ngày càng sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các DN đang gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức.
DN Việt Nam đang ở đâu?
Tại hội thảo “Hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường khu vực và quốc tế cho DN Việt Nam” do Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN tổ chức tại TP.HCM ngày 22-4, ông Nguyễn Phương Đông, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cho biết, hiện chỉ có khoảng 300 DN Việt Nam đủ năng lực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu nhưng mới chỉ cung cấp các phụ tùng thay thế chứ chưa tham gia sản xuất các sản phẩm chính. Cùng quan điểm, bà Phạm Quế Anh, giám đốc CUTS International Vietnam cho biết, theo một khảo sát mới đây trong 68 DN tham gia vào chuỗi cung ứng của Công ty Samsung tại Việt Nam có 48 DN FDI và chỉ có 20 DN Việt Nam, tương tự chỉ có 2/12 DN Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng của Toyota tại Việt Nam.
Theo nhận định của các chuyên gia, DN Việt Nam, đặc biệt là DN vừa và nhỏ có nhiều điểm hạn chế trong việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu như vị thế cạnh tranh, khả năng tham gia phân công lao động quốc tế còn thấp, thiếu tầm nhìn và chiến lược cạnh tranh. Do đó, phần lớn các DN Việt Nam chỉ tham gia ở khâu thấp nhất trong chuỗi cung ứng là lắp ráp, gia công. Theo ông Nguyễn Phương Đông, hiện các DN Việt Nam đang tìm nhiều giải pháp để hoàn thiện mình như đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, cải tiến công nghệ máy móc, kĩ thuật hiện đại hay liên doanh, liên kết với các đối tác đặc biệt là các DN đến từ nước ngoài. Tuy nhiên, với xuất phát điểm đều là các DN nhỏ và vừa, nguồn lực hạn chế, thiếu kinh nghiệm nên những nỗ lực tham gia ngày càng sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các DN đang gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức.
Giải pháp cho DN
Hiện nay tỉ lệ XK vào chuỗi cung ứng tăng lên, XK trực tiếp giảm đi, do vậy tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu là một xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, để có thể tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu bản thân DN phải rất nỗ lực để có khả năng thay đổi cao nhất, đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế và kì vọng của khách hàng. Cụ thể, theo bà Phạm Quế Anh, các DN phải chuẩn hóa quy trình nội bộ để tiến tới chuyên nghiệp hóa. Cần tuân thủ quy trình kế toán và kiểm toán quốc tế để sử dụng vốn một cách hiệu quả. Các DN phải có các phương án cạnh tranh về chất lượng dịch vụ, hậu mãi bên cạnh cạnh tranh về giá.
ông Lê Triều Bảo Lộc, Công ty An Việt Long chia sẻ, để tiếp cận thị trường các DN vừa và nhỏ phải có sản phẩm chiến lược, phát triển sản phẩm theo chiều sâu chuyên nghiệp hóa và đi vào một phân khúc thị trường riêng. Các DN phải mạnh dạn đầu tư vào nguồn nhân lực, máy móc, thiết bị tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm từ đó tiếp cận thị trường một cách nhanh chóng hơn và để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng. Khi đã hiểu thị trường, đã có khách hàng thì cần tiến tới xây dựng thương hiệu tạo ra kênh phân phối riêng cho mình để cắt giảm các chi phí trung gian.
Theo các chuyên gia, để khắc phục hạn chế về quy mô nhỏ và nguồn vốn hạn hẹp, các DN vừa và nhỏ nên tận dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh để tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả lâu dài. Theo khảo sát của Công ty Google châu Á- Thái Bình Dương, hiện trên 1/3 dân số thế giới sử dụng thông tin trên Internet. Có khoảng trên 3 tỉ lượt tìm kiếm thông tin trên mạng mỗi ngày, 1,4 tỉ người sử dụng Internet, và khoảng 60% dân số trên thế giới sử dụng mạng xã hội.
Tại Việt Nam có trên 31 triệu người, chiếm gần 1/3 dân số sử dụng Internet để truy cập thông tin với thời gian sử dụng Internet bằng thời gian xem tivi. Theo dự báo của Google, trong năm 2014, lượng tìm kiếm thông tin trên điện thoại vượt qua máy tính. Theo bà Trương Hà, chuyên gia phân tích của Công ty Google châu Á - Thái Bình Dương phân tích, người tiêu dùng hiện đại đang tiếp cận thông tin qua nhiều kênh khác nhau với chiến lược tiếp cận đa màn hình và xu hướng đa nhiệm (sử dụng nhiều thiết bị cùng lúc) trong đó điện thoại thông tin là trung tâm đang ngày càng phổ biến. Do đó, các DN cần có chiến lược toàn diện về truyền thông để tiếp cận khách hàng mục tiêu và việc sử dụng thương mại điện tử là không thể thiếu. Hiện nay nhiều công cụ trực tuyến đang hỗ trợ rất đắc lực cho các DN trong việc tìm hiểu thông tin về hành vi của người dùng tại các thị trường tiềm năng mà không hề tốn chi phí. Bên cạnh việc khai thác thông tin trên mạng, các DN cần có trang web riêng để cập nhật thông tin thường xuyên với thông tin hữu ích thân thiện trên di động và mang tính quốc hóa để có thể phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. “Dù có thanh toán trên mạng hay không thì tiếp thị trực tuyến vẫn rất quan trọng với các DN”, bà Trương Hà khẳng định.
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/737f296903.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。